Phòng Chống Suy Dinh Dưỡng Và Béo Phì Trong Trường Mầm Non

Sau buổi trò chuyện với Cô Trần Thị Mỹ Phương chuyên viên về Dinh Dưỡng của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Vĩnh Long, để hiểu hơn về cách phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì trong trường Mầm non và những bữa ăn với thực đơn như thế nào là hợp lý cho trẻ. Ngày nay, trẻ em rất dễ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì, do nhiều nguyên nhân: chế độ ăn uống không hợp lý, năng lượng cung cấp cho một bữa ăn của trẻ quá cao …, phần lớn cha mẹ vì quá yêu thương con, nên thường chọn thức ăn tốt nhất cho con, hoặc chiều theo sở thích của trẻ mà ít quan tâm đến năng lượng nạp vào cơ thể do đó dễ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì ở trẻ em .

Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì là một chuyên đề trong trường mầm non được quan tâm và lên kế hoạch thực hiện ngay từ đầu năm học. Tổ chức cân đo và chấm biểu đồ cho trẻ nhằm phát hiện sớm những trẻ béo phì và suy dinh dưỡng, từ đó có kế hoạch cụ thể để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ; tạo cho trẻ có thói quen ăn uống khoa học, ăn những thực phẩm có lợi và tốt cho sức khỏe.

Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ trong trường học, cần:

– Liên hệ Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm để tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ giáo viên nhân viên trong  trường.

          – Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác phòng bệnh, phòng dịch. Vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân theo quy định.

          – Xây dựng môi trường thân thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần cho trẻ.

          – Thực hiện nâng cao chất lượng trong mỗi bữa ăn đế đổi mới hoạt động chăm sóc.

          – Thực hiện mọi chế độ và quy định về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng dịch bệnh.

          – Sử dụng nguồn thực phẩm, nguồn nước vệ sinh, an toàn. Đảm bảo tốt quy trình chế biến, phân phối, vận chuyển thức ăn và tổ chức bàn ăn hợp vệ sinh.

          – Thực hiện điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp nhu cầu thể trạng (suy dinh dưỡng, dư cân – béo phì).

          – Tăng cường kiểm tra bếp ăn và chất lượng giờ ăn của trẻ.

           – Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng theo chương trình Gokids và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

          – Kiểm tra sức khỏe, cân đo định kỳ và chấm biểu đồ tăng trưởng.

– Tuyên truyền với phụ huynh về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học và phối hợp với phụ huynh cân bằng dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng và béo phì.

          – Cụ thể đối với trẻ béo phì :

   +  Thay đổi thực đơn của trẻ những thực phẩm chứa nhiều chất bột, đường từng bước một.

   + Tăng cường vận động, thể dục thể thao.

   + Ăn nhiều rau, trái cây.

  • Đối với trẻ suy dinh dưỡng :

+ Tăng cường chất đạm, chất béo vào khẩu phần ăn.

+ Uống thêm sữa và ăn thêm vào buổi tối.

Cám ơn buổi trao đổi, sự hổ trợ thêm những kiến thức về Dinh dưỡng của cô Phương, chuyên viên Sở Giáo Dục & Đào Tạo TPVL, đã giúp nhà trường hiểu rõ hơn về vấn đề sức khỏe của các bé Mầm non. Trên hết, công tác tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh là cần thiết và quan trọng, bởi vì năng lượng cung cấp cho trẻ giữa gia đình và nhà trường cần phối hợp cách hợp lý, những món ăn dinh dưỡng hằng ngày trên lớp phải không quá dư hay quá thiếu, mà phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, thì việc phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì mới đạt kết quả tốt.

                  NT Trinh Vương – Cộng Đoàn Vĩnh Phúc MTG Cái Mơn

 

Trả lời