Bài 27: Chương Trình Thăng Tiến

BÀI 27: CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN

  1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN
  2. Định nghĩa

Là chương trình huấn luyện tổng quát (lý thuyết và thực hành) và dài hạn (tiệm tiến), xuyên suốt từ thấp đến cao theo từng lứa tuổi của Đoàn sinh, bằng phương pháp của Phong trào, đúng tôn chỉ, bản chất của Phong trào nhằm thăng tiến từng đoàn sinh một theo đúng mục đích của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.

Phương pháp áp dụng nguyên tắc từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, đánh dấu những chặng đường học hỏi và huấn luyện.

Phương pháp có sẵn, người Huynh trưởng được đòi hỏi phải sáng suốt để tìm ra cái cốt yếu và áp dụng phương pháp sao cho phù hợp với những điều kiện tâm lý, thể lý và môi trường chung trong sinh hoạt của Đoàn.

  1. Mục đích

Chương trình Thăng tiến là chương trình Giáo lý Thánh Kinh, được biên soạn dựa trên các điều kiện tiên quyết, đó là chương trình lấy Lời Chúa làm nền tảng soi sáng cho niềm tin, kết hợp với phương pháp của Phong trào TNTT theo tinh thần Công Đồng Vaticano II, nhằm giáo dục toàn diện cho thiếu nhi và thiếu niên, giúp các em “vui mà học, học mà vui”.

Chương trình thăng tiến được thiết kế để đạt được mục tiêu tối hậu của giáo lý là  giáo dục con người toàn diện về mặt đức tin, đạt tới đức tin trưởng thành và dấn thân.

  1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN.
  2. Nội dung của chương trình thăng tiến

Để phù hợp với sự phát triển của xã hội, từ năm 2000 ban Mục vụ Thiếu nhi Giáo phận Sài Gòn đã thực hiện một chương trình thăng tiến mới kếp hợp việc dạy giáo lý với phong trào Thiếu nhi Thánh Thể. Lấy Kinh Thánh làm nền tảng, cùng với tinh thần Công Đồng Vaticano II và phương pháp của Thiếu Nhi thánh Thể, dựa trên sự phát triển tâm sinh lý của các em, chương trình thăng tiến Thiếu nhi Thánh thể gồm 12 lớp giáo lý và được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: 6 năm đầu là phần giáo lý căn bản, chuẩn bị cho các em lãnh nhận Bí tích (gồm các lớp: khai tâm 2, rước lễ 1, rước lễ 2, Thêm sức 1, Thêm sức 2, Bao đồng 1) phù hợp với ba ngành Ấu và ba ngành Thiếu TNTT. Các lớp Chiên con và khai tâm 1 gọi là phần giáo lý cơ hội, giúp các em làm quen với nhà thờ, và các sinh hoạt đạo đức.

Giai đoạn 2: 5 năm sau là giáo lý Thiếu niên (giáo lý có hệ thống) phù hợp với 3 cấp ngành Nghĩa sĩ và 2 cấp ngành Hiệp sĩ TNTT.

  • Bao đồng 2 (Bí tích, Giáo hội học)
  • Bao đồng 3 (Lịch sử cứu độ)
  • Bao đồng 4 (Mạc khải, các sách Thánh Kinh)
  • Vào đời 1 (Luân lý, đời sống cầu nguyện)
  • Vào đời 2 (Lịch sử Giáo hội, lịch sử Giáo hội Việt Nam)
  1. Thực hiện chương trình thăng tiến

Chương Trình Thăng Tiến được phân bổ vừa đủ cho các cấp, các ngành trong ba năm. Sau đây là cái nhìn tổng quan về Chương trình thăng tiến cho các ngành:

NgànhGiáo lýNhân bảnPhong tràoKỹ năng chuyên môn
 

Chiên con

(Khai Tâm 1)

Giáo lý cơ hội

Thức tỉnh cảm quan và tâm tình tôn giáo

 

 

 

Ấu cấp I

(Khai Tâm 2)

– Tập nhận biết Thiên Chúa qua vạn vật.

– Thiên Chúa tạo dựng loài người.

– Con người xa ngã.

Sống tương quan với gia đình

 

Tập họp, cách chào, đồng phục TNTT– Chăm sóc bản thân

– Trò chơi, băng reo, bài hát

Ấu cấp II

(Rước Lễ 1)

– 8 tuổi – tâm tình và kiến thức căn bản về đời sống đức tin Kitô giáo:

– Gặp Gỡ Đức Kitô để gặp gỡ Thiên Chúa

Sống tương quan với thân tộc

 

Nhận biết đoàn sinh qua khăn quàng, cấp hiệu– Làm việc trong gia đình

– Trò chơi, băng reo, bài hát

 

 

 

 

Ấu cấp III

(Rước Lễ 2)

– 9 tuổi, chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thánh Thể và Thống Hối.

 

Sống tương quan với học đường

 

Thuộc bài hát “Thiếu nhi tân hành ca”, bài ca Ngành, các bài ca nghi thức Phong Trào– Nhận biết dấu hiệu giao thông đơn giản

– Trò chơi, băng reo, bài hát

Thiếu cấp I

(Thêm sức 1)

10 tuổi – gia tăng lòng tin vào Thiên Chúa: Hoạt động của Chúa Thánh thần trong lích sử cứu độHọc và sống tương quan học đường

 

– Tập thói quen dâng ngày

– 10 điều luật

– Dấu hiệu giao thông

– Dấu đường

– Trò chơi, băng reo, bài hát

 

 

 

 

Thiếu cấp II

(Thêm sức 2)

– 11 tuổi chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức: Ý thức mình là thành phần của cộng đoàn dân Chúa.Học và sống tương quan cộng đồng xứ đạo

 

– Ý nghĩa cách chào

– Tổ chức đoàn

– Hoa thiêng

– Morse

– Nút dây, lều

– Trò chơi, bài hát sinh hoạt

 

 

 

Thiếu cấp III

(Bao Đồng 1)

Học về phụng vụTìm hiểu bản thânHiểu và sống tôn chỉ TNTT bằng sinh hoạt thực hành– Morse

– Nút dây, lều

– Trò chơi, bài hát sinh hoạt

Ngành Nghĩa Sĩ cấp I –

(Bao Đồng 2)

– 13 tuổi- tuổi ước mơ lý tưởng.

– Học về Bí Tích và Giáo Hội học

Tìm hiểu bản thân

 

Nội quy chương 1 (Bản chất – Tôn chỉ)– Ước đạt

– Bản đồ

– Trò chơi, bài ca nhận thức

Ngành Nghĩa Sĩ  cấp II

(Bao Đồng 3)

– 14 tuổi – tuổi duy ngã tình cảm và mơ mộng

– Học lịch sử cứu độ

Tìm hiểu cộng đồng xứ đạoNội quy chương 2 (Phương pháp giáo dục)– Phương hướng

– Trò chơi, bài ca nhận thức

Ngành Nghĩa Sĩ  cấp III

(Bao Đồng 4)

15 tuổi – tuổi dậy thì

– Học về  Mạc khải, các sách Thánh Kinh

Tham gia cộng đồng xứ đạoNội quy chương 3 (Tổ chức)– Đọc sách

– Tóm lược và nhận xét

– Trò chơi, bài ca nhận thức

Ngành Hiệp Sĩ cấp I

(Vào đời 1)

Luân lý, đời sống cầu nguyệnTìm hiểu công đồng địa phươngNội quy chương 4 (Hành chính & Báo chí)– Quan sát, phê phán, quyết định

– Trò chơi, bài ca nhận thức

Ngành hiệp sĩ Cấp II

(Vào đời 2)

Lịch sử Giáo hội, lịch sử Giáo hội Việt NamTham gia công đồng địa phương

Hướng nghiệp, học hành. Trắc nghiệm bản thân, định hướng tương lai. Chọn nghề.

Nội quy chương 5 (Đồng phục, huy hiệu, khăn quàng, cờ đoàn)– Điều tra, thống kê

– Trò chơi, bài ca nhận thức

Ngành hiệp sĩ Cấp III

(Vào đời 3)

Nội quy chương 6 (Kết thúc)– Thiết kế, thực hiện chương trình nhỏ

– Trò chơi, bài ca nhận thức

KẾT LUẬN

Một chương trình thành công là một chương trình luôn thay đổi và cải tiến để thích hợp với nhu cầu của các em và luôn luôn cập nhật hóa những tin tức hay những tài liệu mới nhất liên quan đến lãnh vực giáo dục và phát triển trẻ em.

Mỗi một chương trình đều có nét độc đáo của nó. Chương trình thăng tiến của TNTT, hay cụ thể hơn là bộ sách Giáo lý của Giáo phận Sài Gòn cũng như các bộ sách Giáo lý khác đều có cái hay và những nét độc đáo. Vấn đề không nằm ở chỗ chương trình mà ở chỗ người dạy – là chính Giáo lý viên – Huynh trưởng.  Để chọn một chương trình dạy giáo lý tại xứ còn tuỳ thuộc vào sự hướng dẫn của Giám Mục địa phương mà cụ thể là Cha Sở của các bạn. Vì vậy, khi đã chọn lựa một chương trình để hướng dẫn cho các em, chúng ta cần lưu ý ba điều căn bản này:

  • Chọn một chương trình trong các chương trình chứ không chắp vá vì làm như thế sẽ phá hỏng mục tiêu xuyên suốt từ đầu đến cuối của chương trình ấy.
  • Luôn tôn trọng các quy tắc căn bản:
  • Tâm lý người nghe
  • Tính thống nhất và liên tục
  • Thời sự tính
  • Quy Kitô
  • Bên cạnh chương trình giáo lý của mỗi giáo phận nhất thiết các em phải được hướng dẫn về nhân bản, cách riêng là nhân bản Kitô giáo, hiểu biết và sống tinh thần của Phong trào TNTT cùng với các kỹ năng chuyên môn. Có như thế việc giáo dục các em mới được toàn diện theo như mục đích của Phong trào TNTT. Nếu làm được như vậy thì chính Chương trình thăng tiến của Phong trào đã được hình thành trong chương trình giáo dục thiếu nhi của giáo xứ các bạn rồi.

Trả lời