Bài 7: Tổ Chức Một Chương Trình Nghi Lễ

  1. KHÁI NIỆM
  2. Nghi lễ là toàn bộ những quy định (do quy ước xã hội hay thói quen) cần phải làm khi tiến hành một buổi lễ.
  3. Một nghi lễ được hình thành bởi nhiều nghi thức; mỗi nghi thức là một chuỗi những dấu chỉ hay biểu tượng được cử hành theo một trật tự nhất định, nhằm đưa cử toạ vào một thực tại linh thiêng.

Vd1: Nghi lễ khai mạc thế vận hội

– Gồm nghi thức tiếp đón.

– Nghi thức chào cờ

– Nghi thức rước đuốc. . .

Dẫn cử tọa bước vào bầu khí linh thiêng của tình hữu nghị và liên đới giữa các quốc gia mà thế vận hội sẽ đem lại qua những cuộc thi đấu trong tinh thần thượng võ.

Vd2: Nghi lễ Vọng Phục Sinh

– Gồm nghi thức làm phép lửa.

– Nghi thức kiệu nến

Dẫn cử tọa bước vào bầu khí linh thiêng của mầu nhiệm Vượt Qua từ bóng tối đến án sáng, từ cõi chết đến coi sống của Đức Kitô sẽ được cử hành ngay sau đó

  1. Có nhiều loại nghi lễ khác nhau

– Nghi lễ tôn giáo: Giới trẻ hưởng ứng NT 2000, lễ Vu Lan

– Nghi lễ giáo dục: Khai giảng – tổng kết năm học.

– Nghi lễ gia đình, xã hội: Cưới, hỏi, Festival Huế 2000

– Nghi lễ văn hóa nghệ thuật: Trao giải Oscar, tổng kết hội nghị khoa học kỹ thuật. . .

  1. Nghi lễ thường mang tính chất trang trọng, chuẩn mực, có những nghi thức bắt buộc mà hầu hết các chương trình nghi lễ nào cũng phải có (khai mạc, giới thiệu chương trình, giới thiệu quan khách. . . )
  2. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
  3. Dự tính

– Xác định mục tiêu và phương tiện thực hiện

– Xác định không gian, thời gian, thời lượng, thành phần tham dự, nhân vật lực cần có.

– Thành phần lập ban tổ chức.

  1. Phân tích và phân chia công việc

2.1. Công tác Biên Tập Chương Trình

Do yếu tố của chương trình nghi lễ, người viết kịch bản (biên tập) cần phải :

– Xác định rõ chủ đề tư tưởng chủ đề.

– Thống nhất với cấp trên về chủ đề và tư tưởng chủ đề, tầm quan trọng của chương trình, thành phần tham dự, khách mời.

– Phác họa chương trình với những nghi thức buộc phải có, chọn hình thức thể hiện

Thông thường một chương trình nghi lễ gồm có 3 phần

Khai mạc, Nội dung buổi lễ, Bế mạc. Hầu như có những chi tiết bắt buộc như sau:

  • Đón tiếp – ổn định
  • Khai mạc (chào cờ – cầu nguyện)
  • Giới thiệu chương trình (tuyên bố lý do – chủ đề chương trình )
  • Giới thiệu thành phần tham dự (khách mời, đại biểu, khán giả. . .)
  • Nội dung chương trình (phần chính yếu)
  • Cảm ơn (tặng quà, phát thưởng)
  • Bế mạc.

– Bố cục chương trình

Kịch bản càng rõ ràng càng chi tiết càng tốt.

Ví du minh họa:

STTNội dungThời gianDiễn tiếnNhân sựKỹ thuật hỗ trợLời thuyết minh
1Ổn định18h00 – 18h15Mời khách

Phát giấy hát

Tập hát

Anh A

Anh B

Chị H

Micro

Giấy hát cho khách

2Khai mạc18h15 – 18h30(Cầu nguyện)

Chào cờ, mặc niệm

Anh DBăng nhạc
3Giới thiệu18h30 – 18h40Khách mời, MCMicro
4Nội dung Chương trình18h40 – 20h30Sân khấu hóaTất cả diễn viênAm thanh – Anh sáng
5Bế mạc20h30 – 20h45Mơi Trưởng Ban tổ chức lean cảm ơn và Bế mạcMC, BTC

Viết lời thuyết minh:

Lời dẫn chi tiết cho từng phần của chương trình. Khi viết thuyết minh, cần lưu ý đến các việc sau:

– Trao đổi với ban tổ chức để nắm vững mục đích yêu cầu và nội dung chương trình.

– Tham khảo ý kiến đạo diễn về việc xử lý “mối nối” giữa phần trước và phần sau (“mối nối” có thể được xử lý bằng lời thuyết minh hay tiết mục)

– Lời thuyết minh phải phù hợp với ngữ cảnh, với chủ đề và tư tưởng chủ đề

– Phong cách và ngôn ngữ phải phù hợp với loại nghi lễ (tôn giáo, văn hóa nghệ thuật. . . ) và đối tượng tham dự. Phong cách : lịch sự ; văn phong : chính luận và nghệ thuật.

2.2. Công tác Dàn Dựng Chương Trình

Bởi vì, một chương trình nghi lễ luôn có những phần nghi tiết bắt buộc phải có (không thể bỏ) nên người dàn dựng (đạo diễn) phải dàn dựng như thế nào để tránh sự đơn điệu, nhàm chán của những phần nghi thức bắt buộc ấy.

Ngoài ra phần nội dung chính của chương trình (phần cốt lõi) phải làm nổi bật được, thể hiện được chủ đề và tư tưởng chủ đề của chương trình.

2.2.1. Giới thiệu chương trình: Thay vì người M.C chỉ cầm giấy đọc giới thiệu chương trình; người dàn dựng có thể dùng những những hình thức khác nhau:

– Diễn hoạt một cảnh ngắn (nêu lý do tại sao có chương trình này)

– Sân khấu hóa

– Một tiết mục văn nghệ (ca, múa) trước, sau đó giới thiệu chương trình.

2.2.2. Giới thiệu thành phần tham dự: Phần này cũng rất quan trọng trong những chương trình nghi lễ lớn, có nhiều khách mời đặc biệt. Khi giới thiệu cần chú ý:

– Giới thiệu người có chức vụ cao trước, chức vụ thấp sau

– Giới thiệu khách mời trước, chủ nhà sau

– Phải giới thiệu đầy đủ và rõ ràng họ, tên, chức vụ (tránh không được lẫn lộn)

– Phải giới thiệu thật trang trọng, không đùa giỡn.

2.2.3. Nội dung chương trình: Tuỳ theo loại hình chương trình nghi lễ mà người dàn dựng đưa ra những nghi thức phù hợp với nội dung:

– Lễ phát bằng tốt nghiệp

– Báo cáo kết quả học tập

– Kỷ niệm ngày 8.3; ngày Valentine

– Mừng lễ phong chân phước Anrê Phú Yên

– Lễ truyền thống linh hoạt viên.

Cụ thể là người dàn dựng chương trình nghi lễ cần lưu ý đến:

– Tiết mục luôn xoay quanh chủ đề và tư tưởng chủ đề

– Thời lượng phù hợp

– Nên tạo những yếu tố bất ngờ cho người tham dự để tránh nhàm chán, buồn ngủ

– Tạo bầu khí phù hợp với từng nghi lễ, từng thời điểm trong buổi lễ (mùa chay, Phục Sinh, Giáng Sinh)

– Biết nhận xét, đánh giá khả năng của từng người để giao đúng việc và đúng người.

2.2.4. Chọn người dẫn chương trình

Người dẫn chương trình nghi lễ phải co :

– Kiến thức chuyên môn phù hợp với chương trình nghi lễ

– Giọng nói chuẩn, phù hợp với giọng nói địa phương

– Khả năng linh động để thay the đạo diễn nhằm ứng xử hay giải quyết một số tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Trao đổi với đạo diễn để nắm vững những yêu cầu về nội dung và về trang phục dùng trong buổi lễ

III. THỰC TẬP

  1. Giới thiệu chương trình và thành phần tham dự trong một nghi lễ tự chọn
  2. Tổ chức chương trình nghi lễ kết thúc khoá huấn luyện linh hoạt viên.

Trả lời