Phần 2: Những Kỹ Năng Tổng Hợp

PHẦN 2: NHỮNG KỸ NĂNG TỔNG HỢP

 BÀI 1: KỸ NĂNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH

  1. ĐỊNH NGHĨA

Người dẫn chương trình (còn gọi là em-xi – MC, do gọi tắt từ tiếng Anh: Master of Ceremonies) theo nghĩa thông thường trong tiếng Việt được hiểu là người hướng dẫn khán thính giả trong một buổi trình diễn và được xem là nghiệp vụ thuộc về nghệ thuật giải trí.

Tuy nhiên, theo nghĩa rộng lớn thì người dẫn chương trình là người nói trước công chúng, lôi cuốn sự chú ý của công chúng hướng về họ để dẫn dắt công chúng tương tác và hòa nhập vào sự kiện, bất kể đó là sự kiện giải trí hay lễ nghi, bất kể đó là trên truyền hình hay ngoài đời thực. Tùy vào vai trò của họ mà có những danh xưng khác nhau, bao gồm: điều phối viên (hướng dẫn các hoạt động thuộc về lễ nghi), hoạt náo viên (dẫn dắt và làm cho không khí sôi động, tưng bừng lên), phát thanh viên hoặc xướng ngôn viên (truyền đạt nội dung của một chương trình đã có kịch bản được biên tập), host (chủ trì một cuộc thi trên truyền hình, trò chơi truyền hìnhtruyền hình thực tế hay talk show), video jockey hay VeeJay – VJ (người giới thiệu các bài hát, video clip trên kênh truyền hình ca nhạc)…

 Một cách nào đó, có thể nói, nếu gạn lọc các khía cạnh thuần túy sân khấu đi, thì đối với các nghi lễ tôn giáo, công việc hướng dẫn cộng đoàn của một Linh Hoạt Viên Phụng Vụ (Animateur Liturgique) trong một Thánh Lễ bình thường, hoặc của một Chưởng Nghi (MC – Master of Ceremony) trong một Thánh Lễ đặc biệt trang trọng, có khá nhiều yếu tố giống với công việc của một người dẫn chương trình ngoài xã hội.

Rõ ràng, chương trình càng quan trọng bao nhiêu thì vai trò của Người dẫn chương trình lại càng cần thiết bấy nhiêu. Vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, phong cách và các trang bị cần thiết cho một Người dẫn chương trình.

  1. VAI TRÒ CỦA MỘT NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
  2. Là người giới thiệu chương trình

Người dẫn chương trình có trong tay toàn bộ chương trình các phần, các tiết mục theo thứ tự diễn tiến từ lúc khai mạc cho đến khi bế mạc, từ đó sẽ giữ vai trò xuất hiện để giới thiệu từng tiết mục cho khán thính giả hoặc quần chúng tham dự.

  1. Là người dẫn dắt chương trình

Người dẫn chương trình chịu trách nhiệm có tính quyết định về hiệu quả toàn bộ chương trình, làm cho chủ đề đưa ra được mọi người có thể nhận thấy luôn ẩn chứa đậm nét xuyên suốt qua các phần, các tiết mục của chương trình.

  1. Là người điều khiển chương trình

Người dẫn chương trình có khả năng gây bầu khí cho toan bộ chương trình, bằng cách tạo ra các đột biến cao trào phấn khởi hay lắng đọng sâu xa nhằm thu hút, lôi cuốn mọi người theo một tiết tấu có tính toán trước một cách khéo léo và chu đáo.

  1. Là diễn viên đặc biệt của chương trình

Nếu các diễn viên khác chỉ ra biểu diễn một lần, thì mọi người lại có thể gặp Người dẫn chương trình rất nhiều lần, từ đầu đến cuối chương trình, do vậy, cần có những nét mới, duyên dáng, hấp dẫn, lôi cuốn và gây được cảm xúc mới.

Tiết mục của Người dẫn chương trình tuy ngắn ngủi thoáng qua, không quá 1, 2 phút nhưng lại có thể làm nổi bật hơn những tiết mục khác vừa diễn xong hoặc sắp diễn trong chương trình.

Nghệ thuật của Người dẫn chương trình là nghệ thuật của ngôn ngữ và cử điệu, do vậy, nếu bản thân có thêm được các kỹ năng ca, múa, kịch, kịch câm thì càng dễ thành công.

III. NHIỆM VỤ CỦA MỘT NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH

  1. Làm rõ ý nghĩa từng tiết mục

Mỗi tiết mục là một thành phần, một diễn ý của chủ đề chung của toàn bộ chương trình. Do vậy, Người dẫn chương trình cần chuẩn bị trước phần thuyết minh cho tiết mục đó sao cho ý nghĩa được khơi gợi lên gắn bó sâu xa nhưng tự nhiên với yêu cầu hàm chứa của chủ đề.

  1. Định hướng cảm xúc, thẩm mỹ của khán giả

Người dẫn chương trình đóng góp phần khá lớn vào việc giúp khan thính giả nhận ra cái đúng, cái hay, cái đẹp, thậm chí có thể điều chỉnh được cả những thành kiến không tốt của dư luận quần chúng đối với thể loại nghệ thuật, đối với tác phẩm, tác giả, và có khi cả đối với diễn viên sắp biểu diễn.

  1. Giới thiệu thông tin

Người dẫn chương trình cần diễn tả được mục đích, sự kiện, lý do hình thành chương trình: bác ái từ thiện, giao lưu văn hóa, mừng Đại Lễ Vượt Qua, Giáng Sinh, tiệc cưới, mừng tân chức Linh Mục, bế giảng niên khóa Giáo Lý, Đêm Lửa Trại…

Người dẫn chương trình trình bày vắn tắt về tác phẩm: thể loại nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời, thời điểm, ý nghĩa lúc ra đời và hiện tại, được yêu thích thế nào, có tác dụng ra sao, đã đạt được giải thưởng gì…

Người dẫn chương trình lược tóm đôi nét về tác giả: cuộc đời và quá trình sáng tác, khuynh hướng nghệ thuật, cảm xúc khi viết tác phẩm…

Người dẫn chương trình giới thiệu về diễn viên hay Nhóm diễn viên đang hoặc sắp ra sân khấu: cuộc đời và quá trình hoạt động nghệ thuật, hiện đang được dư luận đánh giá thế nào. Cần chú ý đến mối liên hệ giữa diễn viên – tác giả – tác phẩm và quần chúng.

Người dẫn chương trình làm thư giãn bầu khí: kể một mẩu truyện vui, phỏng vấn bỏ túi bằng những câu hỏi liên quan đến chủ đề, đến tiết mục vừa diễn hoặc sắp diễn với diễn viên, tác giả, đạo diễn, và với khán thính giả…

Người dẫn chương trình phải có khả năng biến báo, ứng xử duyên dáng, dí dỏm để có thể xử lý các tình huống đột xuất, bất ưng xẩy ra trên sân khấu như mất điện, mất âm thanh, diễn viên vấp chân hoặc chậm ra sân khấu…

  1. NHỮNG KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH

Kỹ năng dẫn chương trình là một trong những kỹ năng làm việc tương đối quan trọng mà bạn nên biết, đặc biệt những kỹ năng dẫn chương trình này giúp cho bạn hoàn thiện bản thân tốt hơn, nâng cao kỹ năng bản thân và giúp bạn tự tin hơn trước đám đông. Dưới đây là một số kỹ năng dẫn chương trình mà bạn nên tham khảo.

  1. Cần có giọng nói truyền cảm

Cách dẫn chương trình hiệu quả đầu tiên mà bạn cần chú ý là phải có một giọng nói truyền cảm. Giọng nói hay dễ chạm đến trái tim người nghe. Nếu bạn có vấn đề về giọng nói có thể tham khảo bài viết: Sửa lỗi phát âm để có một giọng nói chuẩn, để làm được điều này bạn cần thường xuyên  sửa các lỗi phát âm giọng nói, đọc có nhịp điệu phù hơp với từng thể loại chương trình.

Cần phải có kỹ năng lấy hơi nhả chữ, nắm rõ nguyên âm (a, ê, i, ô, u) và phụ âm . Lựa chọn các thể loại chương trình sau đó tập cách sử dụng giọng nói nhiều màu sắc khác nhau để làm cho bài dẫn phong phú.

Dưới đây là một vài kỹ năng giúp bạn có chất giọng hay:

Thở bụng: Lấy hơi từ bụng là một kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình. Đây cũng là kỹ năng đầu tiên giúp bạn có được một giọng nói hay. Việc lấy hơi từ bụng sẽ giúp giọng nói của bạn có độ vang, mạnh và rõ ràng.

Phát âm rõ ràng: Điều quan trọng nhất về giọng nói khi đứng trước công chúng đó chính là “tròn vành rõ tiếng”. Nếu như phát âm không rõ ràng, thông bị mà bạn truyền đạt tới công chúng có thể bị hiểu sai.

Tốc độ vừa phải: Một tốc độ nói chuẩn là 150 – 160 từ/phút. Nếu nói quá chậm, bạn sẽ khiến người nghe cảm thấy nhàm chán thậm chí là buồn ngủ. Neu bạn nói quá nhanh, công chúng sẽ mệt mỏi vì phải cố gắng tiếp nhận lượng thông tin mà bạn truyền đạt.

Ngữ điệu và sức truyền cảm: Tiếng Việt giàu sức truyền cảm một phần là nhờ hệ thống thanh điệu phong phú. Sáu thanh điệu trong tiếng Việt được chia làm hai nhóm chính, vần bằng và vần trắc. Khi đọc các từ có vần bằng, bạn cần xuống giọng, nói nhẹ nhàng, trầm bổng hơn. Còn khi đọc vần trắc, bạn cần lên giọng, nói to hơn và cao hơn.

Kỹ thuật cơ bản khi sử dụng giọng nói: ngắt nghỉ đúng chỗ, lên bổng xuống trầm, nhấn mạnh từ khóa cùng nhịp, nắm rõ âm bằng chắc, mở khẩu hình miệng, lưỡi và hơi phải đúng thì mới tròn vành rõ chữ.

Ví dụ: Xin chào mừng quý vị đến với chương trình Trò chơi âm nhạc 2020

 Phân tích nhịp điệu:

– Câu “chào mừng quý vị”: giọng phải đọc cao – to – sáng – rõ ràng, thể hiện sự tươi vui;

– Câu “Trò chơi âm nhạc 2020”: đọc chậm, rõ ràng, nhấn mạnh từ khóa chính.

Ngôn ngữ cơ thể giúp biểu cảm giọng nói: Ví dụ: muốn giọng được tươi sáng thì mắt; miệng; đầu…đều phải hướng lên; muốn giọng buồn thì người bạn trùng xuống, gương mặt nghiêm hơn, mắt thả xuống…Sự kết hợp này phải thật nhuần nhuyễn và tập luyện thường xuyên, hình thành phản xạ tự nhiên chứ không phải lừa dối khán giả.

 Những lưu ý cần tránh:

 – Tránh phát âm từ địa phương bẹt giọng gây phản cảm. VD: phát âm sai L/N, sai dấu mũ …

– Nhờ người có giọng nói chuẩn kiểm tra giúp lỗi phát âm sai.

  1. Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ cơ thể

Cách dẫn chương trình văn nghệ luôn cần có sự tự tin lôi cuốn hấp dẫn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thuyết trình trước đám đông liệu có giúp bạn thành công và hạnh phúc hơn không?

Ngôn ngữ cơ thể. Một cái nắm tay hơn ngàn lời nói.

– Học cách giải phóng cơ thể, những kỹ năng cần có để xóa bỏ sự tự ti của bản thân

– Diễn xuất: biểu cảm qua nét mặt, động tác tay chân, hình thể.

– Diễn xuất tình huống MC theo từng thể loại chương trình.

– Kỹ năng sân khấu

– Diễn xuất trước ống kính

  1. Có khả năng phỏng vấn và xử lý tình huống hiệu quả

Người dẫn chương trình tự tin lôi cuốn hấp dẫn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thuyết trình trước đám đông liệu có giúp bạn thành công và hạnh phúc hơn không?

Phỏng vấn cũng như việc nói chuyện hàng ngày.

– Tìm hiểu về phong vấn Nghệ thuật phỏng vấn.

– Xử lý tình huống trong phỏng vấn.

– Hãy phỏng vấn linh hoạt/ dí dỏm/ thông minh.

  1. Biên tập trước nội dung và kịch bản cần thiết

MC dẫn chương trình tự tin lôi cuốn hấp dẫn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thuyết trình trước đám đông liệu có giúp bạn thành công và hạnh phúc hơn không?

    – Là MC cần có kỹ năng biên tập.

    – Hiểu một số dạng lời dẫn, kịch bản dẫn chương trình để tìm hiểu bố cục, cấu trúc bố cục của 1 kịch bản chương trình.

    – Biên tập câu chữ.

    – Sau đó bạn thực hành kịch bản đã biên tập theo đúng cấu trúc và lời dẫn đã viết.

Các bạn nên tham khảo bài viết Lời dẫn chương trình mẫu, đúc kết từ những MC hàng đầu.

  1. Cần có khả năng hoạt náo và cuốn hút khán giả

 MC dẫn chương trình tự tin lôi cuốn hấp dẫn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thuyết trình trước đám đông liệu có giúp bạn thành công và hạnh phúc hơn không.  Giao lưu với những người lạ mà bạn chưa từng biết để tập kỹ năng trò truyện, giao lưu hoặc tổ chức trò chơi, tập các kỹ năng hoạt náo.

  1. Cần có khả năng hiểu và phân tích được tác phẩm: kiến thức tương đối vững, sâu rong, nắm bắt được các thông tin và dư luận mới nhất liên quan đến tác giả và tác phẩm. Để từ đây giúp Người dẫn chương trình biết cách khai thác đề tài, sẽ nói gì trong chương trình và sử dụng ngôn từ.
  2. Có khả năng phối hợp: Giữa hai hay nhiều người dẫn chương trình sao cho hoà quyện, nhịp nhàng. Ngoài ra còn một số kỹ năng khác, ví dụ: Giao lưu trên sân khấu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ hài hước…
  3. Thực hành dẫn chương trình nhiều lần trước gương

Bạn cần làm đi làm lại, làm đi làm lại nhiều lần với kịch bản chương trình của bạn đến khi bạn nắm rõ được nội dung và chủ động được với lời dẫn của mình. Khi tập dẫn trước gương bạn hãy nhìn vào một điểm cố định (bạn có thể đánh dấu bằng một chấm nhỏ trên gương vừa tầm mắt của mình) hoặc nhìn vào mắt của chính bạn. Như vậy, khi dẫn bạn sẽ có ánh mắt giao cảm, dễ gần và không bị liếc ngang dọc vì khi bạn liếc mắt lung tung nhìn sẽ rất gian đấy. Thêm nữa, bạn có thể tập dẫn cùng những người bạn của mình hoặc người thân trong gia đình cũng khá hiệu quả đấy. Họ có thể góp ý và sửa cho bạn những thiếu sót trong quá trình dẫn thử.

  1. Ngoài ra, người dẫn chương trình cần có thêm được một số kỹ năng phụ trợ như: kể truyện, làm băng reo, hò bằng thơ lục bát, thổi harmonica, ca, múa, đóng kịch dạng tiểu phẩm, giả tiếng, nói lái… để có thể tung hứng với các diễn viên, pha trò, gây bầu khí chung mỗi khi xuất hiện trên sân khấu, nhưng chú ý đừng kéo dài lê thê.

Tóm lại, có 8 chữ vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: “Chính xác – Linh hoạt – Truyền cảm – Nhiệt tình”. Tám chữ vàng này cũng là yêu cầu của nghiệp vụ. Chính xác về thông tin. Linh hoạt về ứng xử tình huống. Truyền cảm về diễn đạt. Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách nhiệm.

  1. PHONG CÁCH VÀ TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
  2. Chương trình văn nghệ

Vì liên quan nhiều đến nghệ thuật, phong cách và ngôn ngữ của Người dẫn chương trình cần gợi lên được những hình tượng nghệ thuật, gây được xúc cảm nơi người thưởng thức, cũng có thể đôi khi pha chut dí dỏm để bầu khí được cởi mở thư giãn. Trang phục nên lịch sự, tự nhiên, tránh không quá điệu hoặc quá nghiêm trọng cứng ngắc, gây ra sự thô thiển, lố bịch.

  1. Chương trình nghi lễ

Trong các dịp cần bầu khí long trọng như: khai giảng, khánh thành, bế mạc, đại hội, ngày truyền thống, cử hành một buổi cầu nguyện (célébration de la prière), tổ chức một đêm Lửa Dặm Đường, phát bằng tốt nghiệp… Người dẫn chương trình cần có phong cách trang trọng, nghiêm túc và chính xác, nhưng vẫn mang dáng dấp nghệ thuật cao. Trang phục nên tề chỉnh, gọn gàng.

  1. Chương trình giao lưu

Trong các dịp giao lưu văn hóa, giới thiệu tài năng, tác phẩm, tác giả hoặc một nhân vật đặc biệt, xướng ngôn viên cần có phong cách ngôn ngữ tự nhiên, lịch sự, pha chút dí dỏm và ngẫu hứng, nhưng tối kỵ không được để lộ ra một sự xếp đặt từ trước. Trang phục có thể tùy nghi, trẻ trung nhưng vẫn cần tề chỉnh.

  1. Chương trình hội thi

Trong các dịp tổ chức các hội thi, Người dẫn chương trình cần có phong cách nghiêm minh, ngôn ngữ chính xác, dứt khoát mà vẫn lịch sự, có thể pha trò trong những trường hợp cần thiết. Trang phục tùy nghi, sao cho hợp với các đối tượng tham dự.

1.VIẾT LỜI THUYẾT MINH

Dựa vào những yêu của chương trình, lời thuyết minh thường chỉ viết sau khi chương trình đã dàn dựng xong, theo các mục đích sau:

  1. Làm rõ chủ đề, ý nghĩa của từng nội dung (tiết mục) để nêu bật tư tưởng chủ đề của toàn chương trình: Vì mỗi tiết mục là một phần, một ý của chủ đề, vì thế khi viết thuyết minh hãy xét xem tiết mục này nói lên yêu cầu gì của tư tưởng chủ đề.
  2. Định hướng cảm xúc, thẩm mỹ của tác giả đối với tác phẩm: Giúp cho khán giả nhận ra nét hay, đẹp … hoặc để điều chỉnh những quan điểm sai lệch đối với tác phẩm.
  3. Giới thiệu – thông tin

Mục đích, sự kiện, lý do để có chương trình này.

Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của tác phẩm đối với hoàn cảnh lúc bấy giờ và trong hiện tại (được khánh giả yêu thích như thế nào, đã có những tác dụng ra sao, đã đạt được những giải thưởng gì?).

Tác giả: Cuộc đời và quá trình sáng tác, khuynh hướng nghệ thuật, các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời ảnh hưởng đến các khuynh hướng nghệ thuật của tác giả, cảm xúc khi viết tác phẩm này…

Diễn viên: Cuộc đời và quá trình hoạt động nghệ thuật, khuynh hướng nghệ thuật…. đã đạt được những thành tích gì trong nghệ thuật, được khán giả đánh giá như thế nào? mối liên hệ giữa diễn viên, tác giả, tác phẩm…

Nhóm ca khúc, kịch, múa…: Cuộc đời, khuynh hướng hoạt động nghệ thuật, sở thích … của từng thành viên. Tôn chỉ, mục tiêu, khuynh hướng nghệ thuật của nhóm. Đã đạt được những thành tích gì trong nghệ thuật, được khán giả đánh giá như thế nào ?…

  1. Dự trù kế hoạch để làm thư giãn chương trình: kể chuyện vui, phỏng vấn vui diễn viên, tác giả, đạo diễn, khán giả … dĩ nhiên phải có liên quan đến chủ đề của chương trình, đến những tiết mục đã qua hoặc sắp đến.

VII. TIẾN TRÌNH “MẪU” CỦA LỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH

Mẫu lời dẫn này được xây dựng để bạn trở thành một MC dẫn chương trình chuyên nghiệp và bạn chính là linh hồn của chương trình chứ không phải là chiếc máy nói với mẫu lời dẫn chương trình của người khác. Đây là những mẫu câu được đúc kết từ các MC dẫn chương trình hàng đầu hay dùng. Những điều dưới đây nếu người dẫn chương trình được đào tạo cơ bản sẽ phản xạ một cách tự nhiên, còn người chưa quen hoặc chưa qua đào tạo thì hay bị lúng túng và bỏ quên.

Lời dẫn phụ thuộc vào từng thể loại chương trình: thời sư, chính luận, ca nhạc hay game show…Chúng tôi xin cô đọng lại một cách chung nhất, áp dụng được với đa số các chương trình hiện nay ngoài cuộc sống với 3 phần cơ bản:

  1. Lời dẫn phần chào mừng của kịch bản

 Đây là ấn tượng đầu tiên để người MC chinh phục khán giả, vì thế hãy tập kỹ  một câu chào mở đầu chuẩn nhất, giàu cảm xúc nhất.

 – Mở đầu đơn giản: “Lời đầu tiên…xin được  gửi tới quí vị lời chào trân trọng nhất”.

 – Mở đầu chuyên nghiệp: “Chào mừng quý vị đến với chương trình …. hôm nay” (dừng 2s nói tiếp câu chào đơn giản).

  1. Lời dẫn phần nội dung chính của kịch bản

 – Lời mở đầu mỗi phần: “Kính thưa quý vị”, “Thưa quí vị và các bạn” “Quí vị thân mến”.

 Ví dụ:

+ Kính thưa quý vị, hòa chung không khí tưng bừng của ca nước, hôm nay…..

+ Thưa quí vị các bạn, những ca khúc ca ngợi quê hương đất nước luôn có một vị trí vô cùng quan trọng trong trái tim người Việt Nam …

 – Lời dẫn kết thúc mỗi phần: “Cảm ơn …”.  Ví dụCảm ơn những chia sẻ vô cùng ý nghĩa của ông/ bà …/ Cảm ơn tiết mục biểu diễn của ca sỹ … / Cảm ơn quý vị đại biểu, các vị khách quý đã đến tham dự chương trình ngày hôm nay.

 – Giới thiệu người quan trọng“Xin trân trọng … ” 

 Ví dụ: Đến tham dự chương trình ngày hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu: MC Thanh Mai – Giám đốc CLB kỹ năng mềm Vietskill

 – Xưng hô khi giao lưu: “Thân mến”

 Ví dụ: Mỹ Tâm  thân mến, là ca sỹ khách mời biểu diễn trong chương trình “Tự hào Tổ Quốc tôi” hôm nay, chắc hẳn bạn có rất nhiều cảm xúc muốn chia sẻ tới khán giả …

  1. Lời dẫn phần kết thúc chương trình của kịch bản.

 – Công thức chung: Cảm ơn + Chúc + Tạm biệt và hẹn gặp lại.

 Ví du: Màn biểu diễn hát múa “Hương sắc ngàn năm” khép lại chương trình”Tìm kiếm tài năng Nhí 2015″ của chúng ta ngày hôm nay. Một lần nữa “Xin Cảm ơn” quý vị khán giả đã theo dõi và cổ vũ nhiệt tình cho các thí sinh, “chúc quý vị” có một buổi tối thật nhiều niềm vui. “Xin chào và hẹn gặp lại” trong chương trình lần sau!

Một số lưu ý căn bản mà Người dẫn chương trình phải quan tâm:

+ Cần phải trao đổi trước với đạo diễn xem: Vì sao dàn dựng cac tiết mục như vậy? Đâu là: “đường dây xuyên suốt” của chương trình? Đâu là “tiết mục trọng tâm” của chương trình? tiết mục tâm đắc hay độc đáo nhất của đạo diễn là tiết mục nào?… Chính nhờ sự trao đổi này mà đạo dien có thể gợi mở nhiều vấn đề cho người viết thuyết minh, ngược lại lời thuyết minh sẽ bổ sung thêm cho đạo diễn những điều chưa nói được trong chương trình hoặc ít ra cũng tránh được hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, vì hơn ai hết đạo diễn là người đã tư duy nhiều nhất, làm việc nhiều nhất với chương trình.

+ Trao đổi trước với ban tổ chức để nắm vững mục đích yêu cầu, tính chất của chương trình, tâm lý và yêu cầu của khán giả.

+ Người dẫn chương trình là một diễn viên đặc biệt, là một “nhạc trưởng” và là đạo diễn thứ hai của chương trình. Bởi vì bạn sẽ là người lấp những chỗ trống, những sơ hở của chương trình, thậm chí sẽ “cứu nguy” khi có những tình huống bất ngờ xảy ra trên sân khấu mà người đạo diễn không thể nào xuất hiện để giải quyết được. Vì thế, chọn được một người dẫn chương trình giỏi cũng là một yếu tố dẫn đến thành công cho chương trình.

 Một người dẫn chương trình giỏi luôn phải biết trau dồi kĩ năng thường xuyên, tích lũy kiến thức và biết tự làm mới bản thân. Dựa trên nền tảng được đào tạo bài bản, người MC biết cách phát huy tố chất, hoàn thiện khả năng, đồng thời tích cực lao động nghiêm túc trong nghề, nhất định sẽ gặt hái được thành công!

Trả lời