Bài 6: Kỹ Năng Tổ Chức Chương Trình Văn Nghệ – Diễn Nguyện

BÀI 6: KỸ NĂNG TỔ CHỨC
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ
– DIỄN NGUYỆN

  1. KHÁI NIỆM
  2. Văn nghệ – Diễn nguyện là một hoạt động đại chúng nên phải tuân thủ những nguyên tắc hội đủ những điều kiện cần thiết của một hoạt động đại chúng như đã trình bày ở các bài trước.
  3. Để điều mình muốn nói với khán giả được hữu hiệu, người ta vận dụng trong một chương trình duy nhất các phương tiện và loại hình nghệ thuật khác nhau như ca, múa, nhạc, kịch tấu hài… một cách có chọn lọc cũng như với liều lượng để phục vụ cho ý định của khán giả, nhất là của đạo diễn.
  4. Các phương tiện và loại hình nghệ thuật được sử dụng trong chương trình văn nghệ phải được thực hiện một cách hoàn chỉnh, nghĩa là thể hiện được tính chất cơ bản và “màu sắc” của nó.

Ví dụ:

– Ca nhạc: Gồm nhạc và lời; nhạc phải du dương và lời phải có chất thơ; nhạc phải được cử đúng và lời phải được hiểu rõ ràng… nhằm mô tả những giai điệu cuộc sống như vui, buồn, sôi nổi, lắng đọng.

– Múa: Gồm nhạc và cử điệu; cả hai phải hòa quyện vào nhau và tạo được ấn tượng đẹp cho cuộc sống.

– Tấu hài: Phản ánh những nghịch lý của cuộc sống nhằm phê bình và xây dựng cuộc sống đẹp hơn khởi đi từ nụ cười.

– Kịch: Phản ánh những xung đột trong cuộc sống thông qua hành động và ngôn ngữ của các nhân vật trên sân khấu. Không có mâu thuẫn xung đột, không có kịch tính thì không phải là kịch nữa.

Và phải được kết nối với nhau theo một “đường dây xuyên suốt” cho phép bộc lộ trọn vẹn chủ đề.

  1. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
  2. Dự tính

– Xác định mục đích yêu cầu, chủ đề và tư tưởng chủ đề

– Xác định thời gian, không gian, thời lượng, khán giả và diễn viên

– Lập ban tổ chức

  1. Phân tích và phân chia công việc

2.1. Công tác BIÊN TẬP

Định hướng nội dung: đề, chủ đề, tư tưởng chủ đề là gì?

Phác họa nội dung: Triển khai tư tưởng chủ đề và đề xuất hoặc chọn lựa các tiết mục thể hiện chủ đề.

Bố cục chương trình: Sắp xếp các loại tiết mục theo một đường dây xuyên suốt cho phép bộc lộ hết chủ đề.

Viết thuyết minh

2.2. Công tác DÀN DỰNG

Nâng cao kịch bản bằng cách xác định lại nội dung, điều chỉng và sắp xếp các tiết mục trọng tâm và điểm nhấn (điểm vàng) của toàn bộ chương trình.

Xử lý “màu sắc” của tiết mục

Xử lý các dụng cụ hỗ trợ trang trí, âm thanh ánh sáng.

Chọn lựa diễn viên

Chọn người dẫn chương trình

2.3. Công tác DẪN CHƯƠNG TRÌNH

  1. Chuẩn bị và thực hiện

Tập dợt và tổng dợt

Lên chương trình chung cuộc

Tiến hành điều phối chương trình (dẫn đạo và cải tiến)

III. NHỮNG CHÚ Ý QUAN TRỌNG KHI DÀN DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Đạo diễn chương trình do cùng một lúc điều động nhiều bộ phận, phương tiện và nhiều đạo diễn, biên đạo múa, nhạc sĩ … của từng loại hình nghệ thuật. Vì thế đòi hỏi đạo diễn phải am hiểu đặc trưng của các loại hình, phương tiện… để có thể phát huy hiệu quả những loại hình, phương tiện đó.

Do đó, đạo diễn là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả chương trình nên đạo diễn có trách nhiệm :

  1. Những điểm chú ý quan trọng

1.1. Nâng cao kịch bản

Xác định chủ đề, tư tưởng chủ đề của kịch bản (thông qua các sự kiện, vấn đề trong nội dung kịch bản):

 Việc xác định tư tưởng chủ đề của đao diễn đôi khi cũng khác tư tưởng mà tác giả định nói. Trong trường hợp này, đạo diễn nên bàn bạc với tác giả để đi đến thống nhất trong một mục đích: nâng cao kịch bản để chương trình đạt hiệu quả hơn.

Việc trao đổi của đạo diễn với tác giả là rất cần thiết (dù đạo diễn có quyền quyết định sau cùng), vì có khi đạo diễn chưa hiểu hết ý tác giả. Khi tác giả đã vui lòng với sự thay đổi (nếu có thời gian) cách tốt nhất là nên để tác giả tự sữa chữa.

1.2. Sữa chữa kịch bản

Công việc sữa chữa kịch bản bắt đầu bằng việc bổ sung, lượt bớt hoặc cắt bỏ những sự kiện, nội dung nào không phù hợp với tư tưởng định nói. Cần chú ý đến sự kiện ở phần kết (giải quyết) là nơi bộc lộ ra tư tưởng của toàn chương trình.

1.3. Bố cục lại sự kiện, nội dung nếu thấy chưa hợp lý, chưa hiệu quả

Bố cục cho vấn đề đi từ cái chung đến cái riêng hay ngược lại – cho xung đột phát triển từ thấp đến cao, từ nhẹ nhàng đến gay gắt … để càng về sau càng hấp dẫn.

1.4. Thẩm tra lại việc chọn các loại hình nghệ thuật, phương tiện … trong kịch bản.

Thẩm tra lại việc tác giả chọn các loại hình, phương tiện sử dụng đã hợp lý chưa? (Chuyển tải nội dung nhiều nhất, phù hợp nhất, liều lượng vừa phải … ) Có phù hợp với khả năng của diễn viên và đơn vị không? Có đạt hiệu quả nhiều nhất không?

 Thông thường, để tạo sự hấp dẫn nên bố cục các loại hình từ đơn giản đến phức tạp, từ  ít đến đông người. Tuy nhiên, đôi khi người ta bố cục ngược (từ đông đến ít người) lại tạo hiệu quả đặc biệt.

  1. Phân công thực hiện

2.1. Mời những người chuyên môn cộng tác

Mời biên đạo múa, nhạc sĩ, hoạ sĩ… người có chuyên môn từng bộ phận. Loại hình cộng tác.

Do chương trình sân khấu hoá được thực hiện bằng nhiều loại hình, phương tiện nên đạo diễn cần mời người có chuyên môn từng loại hình hỗ trợ cho mình. Song song với việc đưa kịch bản, đạo diễn phải nói rõ ý đồ, yêu cầu của từng loại hình với người cộng tác, nhất là những ý chính quan trọng cần phải thực hiện… Khi trao đổi không nen đi vào chi tiết (vừa không chuyên môn, vừa kém tế nhị) nhưng cần làm sao để người thực hiện hiểu và làm đúng ý, để không mất thời gian sữa chữa sau này.

2.2. Dự kiến và phân công diễn viên

Do diễn viên tham gia chương trình ít mà phải làm nhiều việc, thể hiện nhiều vai trò nhiệm vụ khác nhau (ca – múa – kịch…) nên khi chọn và phân công phải dực trên cơ sở năng lực của từng người.

Nếu kịch bản dựa trên một tuyến kịch xuyên suốt nên phân công sao cho mỗi diễn viên chỉ thể hiện một nhân vật (ít nhất là các nhân vật chính) để khán giả dễ theo dõi.

2.3. Xác đinh lịch tập, ngày ráo đường dây, ngày tổng dợt

Ngay từ những buổi tập đầu, đạo diễn cần xác định lịch tập, ngày ráo đường dây, ngày tổng dợt, để làm mốc cho các bộ phận thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thời gian.  Trong quá trình thực hiện, đạo diễn phải thường xuyên kiểm tra các bộ phận, nhất là những bộ phận quan trọng, nếu có khó khăn thì tìm cách giải quyết kịp thời.

  1. Tổng dợt và biểu diễn

3.1. Chương trình thường thường thất bại hay kém hiệu quả là do sự phối hợp không chắc giữa các bộ phận, các loại hình

Nguyên nhân la do các bộ phận không biết mình sẽ thực hiện khi nào hoặc do chuẩn bị không kịp hay không hiểu vai trò, nhiệm vụ của mình trong toàn chương trình là gì … đưa đến chương trình rời rạc, thiếu liên tục, kém hấp dẫn dù kịch ban rất tốt. Lý do đưa đến tình trạng trên là:

Các bộ phân không có kịch bản đạo diễn để thực hiện :

Kịch bản đạo diễn là kịch bản do đạo diễn phân công đến từng chi tiết cho các bộ phận, loại hình: khi nào ánh sáng lên, đèn gì, chiếu vào đâu, khi nào tắt; Nhạc lên khi nào, khi nào ca, đến câu nói nào thì đội hình nào biểu diễn … Kịch bản đạo diễn phải được gửi đến những người phụ trách của từng bộ phận trước lúc tổng dợt để họ triển khai thực hiện.

Kịch bản đạo diễn được thực hiện dựa vào khả năng tư duy hình tượng của đạo diễn một cách chủ quan nên có thể còn thiếu sót hoặc chưa hợp lý. Tất cả những nhược điểm này sẽ được khắc phục trong các buổi tổng dợt và các buổi góp ý sau đó.

Do thiếu tổng dợt để phối hợp với nhau

Như ta đã biết, thực hiện chương trình sân khấu hoá gồm nhiều bộ phận, phương tiện, loại hình: âm thanh, áng sáng, cảnh trí, phục trang, ca, nhạc, kịch, múa … Mỗi bộ phận lại có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm người tham gia. Vì thế việc sai sót, chậm trễ của một bộ phận hay vài diễn viên là điều không tránh khỏi. Chính nhờ những buổi tổng dợt sẽ khắc phục được những sai sót trên. Nhưng việc tổng dợt đôi khi lại không được thực hiện chu đáo, thậm chí không có tổng dợt do nhiều nguyên nhân

+ Không có thời gian, kinh phí để tổng dợt.

+ Không thể quy tụ diễn viên.

+ Do đạo diễn chủ quan cho rằng các bộ phận đã nắm được nhiệm vụ thông qua kịch bản đạo diễn hoặc nếu có tình huống thì cũng có thể nhắc nhở, điều động kịp thời.

3.2. Trước giờ tổng dợt, đạo diễn phổ biến tiến trìn diễn tập như thế nào, có những chỗ nào cần lưu ý …:

Nếu được, phổ biến cho tất cả các diễn viên hay ít nhất cũng phải phổ biến cho người phụ trách từng bộ phận

3.3. Khi tổng dợt nên ráp ở những “ móc nối” trước :

Để các bộ phận liên quan hình dung được thứ tự và phối hợp như thế nào, sau đó mới cho chạy chương trình từ đầu đến cuối.

Dù là tổng dợt, đạo diễn cũng phải yêu cầu diễn viên thể hiện chính xác, tránh trường hợp diễn đại khái, hơi hợt.

4.4. Trong toàn buổi tổng dợt, đạo diễn phải chọn vị trí thích hợp

Vừa quan sát được toàn bộ sân khấu để theo dõi và góp ý, vừa có thể cho diễn viên thấy được mình khi cần minh hoạ, thị phạm một yêu cầu nào đó.

4.5. Quan trọng nhất là đạo diễn phải có một hệ thống thông tin thật tốt

Để có thể trao đổi được các bộ phận quan trọng. Cố tránh điều động trên micro có thể làm ảnh hưởng đến tất cả diễn viên.

4.6. Nếu nhược điểm của từng bộ phận có thể khắc phục được

 Đạo diễn ghi nhận để sau khi diễn tập sẽ góp ý. Nếu nhược điểm quan trọng hoặc liên quan đến nhiều bộ phận thì nên ngưng lại để phối hợp cho chặc chẽ.

4.7. Thời gian tổng dợt thường gấp ba lần thời gian diễn

Nếu có thể được nên tổ chức những buổi ráp một số bộ phận quan trọng trước (thuyết minh, âm nhạc, ánh sáng …) thì buổi tổng dợt sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

4.8. Trước giờ tổng dợt và biểu diễn

Đạo diễn phải kiểm tra các bộ phận. Khi có các những thay đổi khác với lúc tập: thêm, bớt một nội dung – sân khấu lạ …. phải thông báo cách xử lý đến các bộ phận có liên quan. Đông viên diễn viên (nhất là những buổi diễn quan trọng) là điều rất cần thiết. Khi thấy tất cả đều sẵn sàng, mới ra lệnh bắt đầu buổi diễn. Giờ tập trung diễn viên, các bộ phận chuẩn bị bao giờ cũng sớm hơn ít nhất là một giờ trước giờ dư kiến bắt đầu.

4.9. Trong buổi tổng dợt và nhất là khi biểu diễn, đạo diễn hạn chế sự đi lại không cần thiết, nên chọn một vị trí có thể quan sát được toàn bộ sân khấu.

Để có thể điều chỉnh và nhắc nhở các bộ phận có liên quan. Thậm chí nhắc trước các bộ phận sắp sửa thực hiện. Khi có tình huống đột xuất, đạo diễn là người quyết định xử lý tình huống đó (ngưng lại, vẫn diễn, diễn lại … ).

Trả lời