Chương Trình Đào Tạo Thỉnh Sinh (2 năm)
- MỤC ĐÍCH
Giúp ứng sinh tìm hiểu, thích nghi và nhận ra những dấu chỉ phù hợp với ơn gọi Mến Thánh Giá Cái Mơn.
III. CHƯƠNG TRÌNH
- Nhân bản
Trong giai đoạn này ứng sinh được giúp luyện tập tác phong lịch sự, khám phá bản thân, điều chỉnh và phát huy những đức tính nhân bản tự nhiên, đặc biệt các đức tính thành thật, trung tín và lòng nhân ái.
- Lịch sự trong tác phong và giao tiếp
Luyện tập tác phong và cách ứng xử giao tiếp hằng ngày, thể hiện nét vui tươi, khiêm tốn, đơn sơ, giản dị phù hợp với người nữ tu Mến Thánh Giá.
- Rèn luyện những đức tính tự nhiên
– Đối với bản thân: cần, kiệm, liêm, chính, dũng
+ Cần: siêng năng, chăm chỉ;
+ Kiệm: chừng mực trong việc sử dụng vật chất, thời giờ, sức khỏe;
+ Liêm: trong sáng trong tư tưởng, lời nói và việc làm;
+ Chính: ngay thẳng, thành thật, công bằng;
+ Dũng: tự chủ, cương nghị.
– Đối với tha nhân: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
+ Nhân: biết yêu thương, cảm thông;
+ Nghĩa: lòng biết ơn;
+ Lễ: kính trên nhường dưới;
+ Trí: óc sáng suốt;
+ Tín: tinh thần trách nhiệm.
- Thiêng liêng
Giúp ứng sinh tập “đến và ở với Chúa” để ngày càng sống thân tình với Chúa Giêsu Thánh Thể, yêu thích và trung thành với các việc thiêng liêng:
– Dâng ngày
+ Biết cám ơn Chúa đã ban cho mình một đêm bình an;
+ Dâng lên Chúa một ngày sống mới.
– Thánh lễ
+ Hiểu ý nghĩa của Thánh lễ;
+ Ý thức tham dự Thánh lễ sốt sắng.
– Nhớ Chúa qua lời nguyện tắt.
– Tập sống sự tĩnh lặng nội tâm.
– Viếng Thánh Thể: chung và riêng để gia tăng lòng yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể.
– Nguyện gẫm
+ Tập cầu nguyện với Lời Chúa;
+ Đọc Lời Chúa và chuẩn bị bài cầu nguyện;
+ Cầu nguyện riêng và xét mình.
– Chia sẻ Lời Chúa
+ Hướng dẫn ứng sinh áp dụng phương pháp Lectio Divina vào mỗi Thứ Sáu hằng tuần.
+ Tập mở lòng lắng nghe và nhận ra những tác động của Chúa;
+ Chia sẻ những cảm nghiệm thiêng liêng của mình với chị em để giúp nhau sống đức tin vững vàng hơn.
– Đọc sách thiêng liêng
- Cộng đoàn
Ứng sinh được hướng dẫn để tập sống tinh thần bác ái, hy sinh khổ chế và tinh thần trách nhiệm qua việc:
– Thích nghi với môi trường cộng đoàn:
+ Tập làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí;
+ Tập từ bỏ những thói quen và cung cách sống không phù hợp với đời tu;
+ Tập tinh thần tự giác trong việc giữ chương trình sống chung và cá nhân;
+ Tích cực tham gia các sinh hoạt chung của cộng đoàn.
– Quan tâm và cộng tác với chị em:
+ Tập sống phục vụ, quan tâm giúp đỡ và cộng tác với nhau trong các bổn phận hằng ngày.
- Chân thành cởi mở
+ Tập sống hài hòa với chị em;
+ Sẵn sàng đón nhận những khác biệt của chị em;
+ Tự nhận thức chính mình;
+ Chia sẻ với chị em những khả năng Chúa ban và kinh nghiệm sống;
+ Tạo bầu khí yêu thương, tín nhiệm trong cộng đoàn;
+ Đơn sơ gặp gỡ người đào tạo để được hướng dẫn.
– Tôn trọng kỷ luật:
+ Các giờ chung và chương trình sống;
+ Nội quy Thỉnh sinh.
– Tinh thần trách nhiệm:
+ Tiết kiệm và bảo quản đồ dùng chung và riêng;
+ Sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp…;
+ Chu toàn bổn phận được giao cách tận tâm và chu đáo;
+ Luân phiên đảm nhiệm những trách vụ thông thường: trưởng nhóm, trưởng các ban: học tập, phụng vụ, văn nghệ, thư viện… trong sinh hoạt của Thỉnh sinh viện dưới sự hướng dẫn của người đặc trách;
+ Nhiệt tình dấn thân trong công việc chung.
- Tri thức
Để vững vàng hơn trong đời sống đức tin và chuẩn bị cho việc thi hành sứ vụ cách hữu hiệu, các ứng sinh cần học:
– Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo – Phần I;
– Tâm lý
– Chuyên môn phù hợp với sứ mạng Hội dòng:
+ Năng khiếu (đàn, hát, múa, cắm hoa, ngoại ngữ….);
+ Việt Văn.
- Tông đồ – Mục vụ
Để làm quen với các hoạt động tông đồ của Hội dòng, ứng sinh cần được tạo cơ hội thực tập:
– Làm gương sáng nơi môi trường học tập, cộng đoàn và gia đình;
– Thăm viếng: bệnh nhân, những người già yếu neo đơn, các em mồ côi, khuyết tật…
- Đặc sủng
– Để giúp cho việc nhận định và chọn lựa ơn gọi Mến Thánh Giá, cần dành nhiều thời gian để giúp các ứng sinh tìm hiểu về căn tính đời tu và khám phá linh đạo, và đặc sủng Mến Thánh Giá;
– Châm ngôn sống: “Lạy Chúa Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh…”;
– Ơn gọi và chân tính Dòng Mến Thánh Giá;
– Tiểu sử Đức Cha Lambert;
– Lịch sử Hội dòng.