BÀI 4: Phương Pháp Tổ Chức Một Chương Trình Hoạt Động Đại Chúng

  1. KHÁI NIỆM
  2. Hoạt động đại chúng là gì?

Hoạt động đại chúng là hoạt động dành cho đám đông.

– Hoạt động ở đây bao gồm: Nghi lễ, lễ hội, giao lưu, hội nghị, văn nghệ, vui chơi, giải trí…

– Đám đông ở đây có thể là: quần chúng, tập thể giáo dân hay giới trẻ, trí thức hay công nhân, sinh viên hay học sinh…

  1. Hoạt động đại chúng có mục đích và yêu cầu gì?

Hoạt động đại chúng là một trong những cách thức truyền thông và giáo dục.

– Truyền thông: Phải nói lên được một điều gì.

– Giáo dục: Giúp con người sống đẹp hơn, tốt hơn.

Các chương trình hoạt động đại chúng là một công cụ rất sắc bén trong việc giáo dục văn hoá tư tưởng. Vì thế, dù do một yêu cầu nào: chào mừng một ngày lễ, phục vụ cho một ngày hội, gây quỹ từ thiện, thậm chí để vui chơi giải trí, các chương trình hoạt động đại chúng đều có một mục đích là nói lên một điều gì đó (chủ đề – tư tưởng chủ đề) nhằm thông tin giáo dục.

Thật là “nguy hiểm” khi dàn dựng một chương trình hoạt đong đại chúng, mà không hề có ý thức rằng chúng ta sẽ nói lên điều gì. Bởi vì ngoài những tốn kém về tiền bạc và sức lực chúng ta có thể sẽ cung cấp cho quần chúng những thông tin vô bổ, những tác phẩm nghệ thuật yeu kém làm hạ thấp thẩm mỹ của quần chúng. Trong khi lẽ ra nhờ hiệu quả tác động sâu lắng của nghệ thuật (có những chỗ sâu lắng nhất trong tâm hồn con người mà chỉ nghệ thuật mới len tới được), chúng ta có thể nói lên những điều hết sức cần thiết, hoặc ít ra là giáo dục để con người sống tốt đẹp hơn.

  1. Phân biệt nhiệm vụ các chức danh

– Chỉ đạo nghệ thuật (đạo diễn): Người quyết định phương hướng, tư tưởng, nội dung của chương trình, chịu trách nhiệm về tư tưởng, nội dung của chương trình đối với cấp trên.

Biên tập viên: Người thể hiện phương hướng, tư tưởng thành nội dung chương trình cụ thể, còn gọi là kịch bản.

Dàn dựng chương trình: Người thực hiện, biến phương hướng thành hiệu quả của chương trình, người quyết định màu sắc riêng cho từng tiết mục. Nét độc đáo riêng của chương trình.

  1. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
  2. Dự tính

1.1. Xác định chủ đề, phương hướng tổ chức và cách thức thực hiện.

1.2. Xác định trọng điểm (điểm nhấn – cao trào).

1.3. Xác định các yếu tố:

+ Không gian (Tổ chức ở đâu? Hội trường, ngoài trời, sân vận động…).

+ Thời gian (Tổ chức lúc nào? Sáng, chiều, tối, cả ngày, 2 ngày, nhiều ngày…).

+ Thời lượng (Tổ chức kéo dài bao lâu?).

+ Khán giả (Tổ chức cho ai ? Quần chúng, trí thức, công nhân, giáo dân, giới trẻ, thiếu nhi…).

+ Diễn viên (Những người cộng tác với chương trình: chuyên, không chuyên…).

1.4. Mô tả công việc :

+ Chỉ đạo: Quyết định đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề.

+ Biên tập: Chuyển chủ đề và tư tưởng chủ đề thành nội dung chương trình cụ thể hay còn gọi là kịch bản.

+ Dàn dựng: chuyển nội dung chương trình hay kịch bản trên thành hiện thực.

+ Dẫn chương trình: Nối kết các tiết mục chương trình.

+ Kỹ thuật: Phụ trách âm thanh, ánh sáng, trang trí, đạo cụ…

+ Tổ chức: Đảm trách khâu hành chánh, hậu cần.

1.5. Lên kế hoach vận động: kinh phí, quảng cáo…

1.6. Dự trù những bất trắc: trời mưa, cúp điện…

  1. Phân tích và phân chia công việc

2.1. Công tác biên tập chương trình

Gồm: Định hướng, phác họa, sắp xếp bố cục và viết lời dẫn chương trình.

  1. Định hướng nội dung chương trình: bằng cách xác định phạm vi vấn đề (chủ đề) và cách giải quyết vấn đề (tư tưởng).
  • Đề tài: phạm vi mà tác giả muốn khai thác.
  • Chủ đề: vấn đề chính, vấn đề chủ yếu trong đề tài mà tac giả muốn đề cập, muốn trình bày, muốn thông tin, giáo dục…
  • Tư tưởng chủ đề: là tư tưởng, bài học, kinh nghiệm được rút ra từ chủ đề; là quan điểm, cách nhìn, cách đánh giá, cách giải quyết… chủ đề; là sự khẳng định hoặc phủ định của tác giả đối với chủ đề. Đó là sự khẳng định cái đúng, cái tốt, cái cần phải theo hoặc phủ định những cái xấu vì những hậu quả của nó, từ đó hướng dẫn quần chúng hành động theo điều đúng đắn đó.

Chủ đề của chương trình và tên chương trình: tên của chương trình đôi khi cũng chính là chủ đề của chương trình nhưng đối với những chương trình mang tính chất giải trí, người ta thường đặt cho những cái tên nghe hay, lạ cho hấp dẫn, gợi sự tò mò, chú ý mà thôi (Trên đỉnh phù vân, Nối vòng tay lớn, Vòng tay nhân ái, Ngôi nhà mơ ước, 60 năm – Hành trình niềm tin và hồng ân…).

Ví dụ : Năm Mân Côi, tổ chức chương trình Tôn kính Đức Maria.

Chủ đề 1: Đức Maria, người môn đệ đầu tiên và trọn hảo của Đức Giêsu.

+ Tư tưởng chủ đề: Đức Maria đón nhận và tuân giữ Lời Chúa.

Chủ đề 2: Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là mẹ nhân loại.

+ Tư tưởng chủ đề: Đức Maria là Mẹ của Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người.

Chủ đề 3: Yêu mến và noi gương Mẹ Maria.

+ Tư tưởng chủ đề : Ước muốn được nên giống Đức Maria hay học biết xin vâng như Mẹ Maria.

  1. Phác họa nội dung chương trình: Với chủ đề trên và để khẳng định điều muốn nói (tư tưởng chủ đề), tác giả sẽ trình bày trong kịch bản những vấn đề gì, những sự kiện gì, những nội dung gì, để từ đó ta sẽ quyết định chọn những tiết mục nào (có sẵn hoặc phải sáng tác)…

Ví dụ : Đề tài “Tôn kính Đức Maria”.

Chủ đề: Đức Maria, người môn đệ đầu tiên và trọn hảo của Đức Giêsu.

Tư tưởng chủ đề: Đức Maria đón nhận và tuân giữ Lời Chúa.

– Phác họa chương trình.

Nội dung Thể loại Tiết mục Tác giả
– Khi Đức Mẹ được sứ thần truyền tin & sinh hạ Đức Giêsu.-Hợp xướng minh hoạ.– Cùng Mẹ xin vâng.-Thúy  Trang

 

– Khi Mẹ tiến dâng Chúa Giêsu trong đền thờ.– Hoạt cảnh.– Lòng Mẹ– Sáng tác
– Khi Mẹ tìm đươc Đức Giêsu trong Đền Thờ.– Kịch– Niềm vui bất ngờ– Nam Hải
– Khi Mẹ được Đức Giêsu ca ngợi trước đám đông.– Múa– Ave Maria– Huyền Linh
– Khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá-Hợp xướng và minh họa– Mẹ đứng đó, Lơi Mẹ nhắn nhủ
  1. Bố cục chương trình

Nghĩa là sắp xếp trình tự các tiết mục từ mở đầu cho đến kết thúc sao cho toàn bộ  chương trình đạt hiệu quả cao nhất (thông tin nhiều nhất và giáo dục cao nhất), tác động, dễ hieu và hấp dẫn nhất.

Nguyên tắc chung là chương trình (kịch bản) phải có một đường dây xuyên suốt (sợi chỉ đỏ), còn gọi là “cái cớ” để từ đó tất cả những gì đã qua được sống lại, hoặc những sự việc lần lượt được thông tin, giải thích. Khi đã có “cái cớ” (đường dây xuyên suốt) này thì kịch bản sẽ có sức sống, sẽ có nét độc đáo riêng của nó.

Trong phần bố cục chương trình, lưu ý đến cao trào (điểm nhấn hay điểm vàng).

– Tùy theo hiệu quả của chương trình, có thể bố cục các chương trình (kịch bản) theo nhiều cách khác nhau như:

+ Thứ tự thời gian (Ví dụ: Hoạt cảnh “LỊCH SỬ ƠN CỨU ĐỘ”).

+ Sự tương phản hoặc song song (Ví dụ: Kịch bản “60 NĂM HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN DÒNG MÂN CÔI BÙI CHU”).

+ Thể loại: đan xen với nhau (Ví dụ: chương trình văn nghệ).

+ Phát triển vấn đề để bộc lộ vấn đề (dẫn tới cao trào).

+ Tiết tấu (tiết mục này chuẩn bị và hỗ trợ cho tiết mục kia tiến đến tiết mục trọng tâm).

  1. Viết lời dẫn chương trình: Đây cũng là nhiệm vụ của người giới thiệu chương trình (nếu người đó có khả năng), cũng có thể đạo diễn sẽ chỉ đạo trực tiếp công việc này với người giới thiệu chương trình, tuy nhiên đây cũng chính là trách nhiệm của người biên tập chương trình.

Để thuyết minh hay viết lời dẫn chương trình, biên tập viên cần phải :

+ Trao đổi trước với đạo diễn xem: Vì sao dàn dựng các tiết mục như vậy? Đau là : “đường dây xuyên suốt” của chương trình? Đâu là “tiết mục trọng tâm” của chương trình?, tiết mục tâm đắc hay độc đáo nhất của đạo diễn là tiết mục nào?… Chính nhờ sự trao đổi này mà đạo diễn có thể gợi mở nhiều vấn đề cho người viết thuyết minh, ngược lại lời thuyết minh sẽ bổ sung thêm cho đạo diễn những điều chưa nói được trong chương trình hoặc ít ra cũng tránh được hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, vì hơn ai hết đạo diễn là người đã tư duy nhiều nhất, làm việc nhiều nhất với chương trình.

+ Trao đổi trước với ban tổ chức để nắm vững mục đích yêu cầu, tính chất của chương trình, tâm lý và yêu cầu của khán giả.

Dựa vào những yêu cầu trên, lời thuyết minh thường chỉ viết sau khi chương trình đã được dàn dựng xong, theo các mục đích sau đây:

  1. Làm rõ ý nghĩa từng tiết mục để nêu bật tư tưởng chủ đề của toàn chương trình.
  2. Định hướng cảm xúc, thẩm mỹ của khán giả đối với tác phẩm, nghĩa là giúp họ nhận ra cái hay và loại bỏ các quan điểm lệch lạc đối với tác phẩm.
  3. Cung cấp cho khán giả một số thông tin cần thiết để thưởng thức như: Mục đích, sự kiện, lý do để có chương trình này là gì? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác giả là ai và ttheo khuynh hướng nghệ thuật nào? Diễn viên là ai và quá trình hoạt động của họ ra sao? Tác phẩm, tác giả, diễn viên… đã đạt được những giải thưởng gì?
  4. Làm thư giãn chương trình bằng cách: kể chuyện vui, phỏng vấn tác giả, đạo diễn, diễn viên, khán giả… về những gì có liên quan tới vấn đề, tiết mục đã qua hoặc sắp diễn.

2.2. Công tác dàn dựng chương trình

Đây là nhiệm vụ của người chỉ đạo nghệ thuật (đạo diễn). Vậy đạo diễn là:

  1. Người có khả năng (tài năng) lý giải kịch bản và tìm cách thực hiện sao cho thật hiệu quả, độc đáo, hấp dẫn, một cách riêng biệt.
  2. tấm gương phản chiếu những đặc điểm của các thành viên tham gia sáng tạo: hạn chế nhược điểm, phát huy ưu điểm, liên kết, phối hợp các thành viên tham gia (diễn viên – nhạc sĩ – họa sĩ – chuyên viên ánh sáng, âm thanh…).
  3. Người tổ chức hành động toàn bộ chương trình.

Muốn thế, đạo diễn cần phải :

– Xác định lại chủ đề và khẳng định lại tư tưởng chủ đề (có thể khác với sự xác định của tác giả kịch bản).

– Bổ sung, thay đổi nội dung, loại hình nghệ thuật, thứ tự các tiết mục cho phù hợp với chủ đề và làm cho hấp dẫn hơn.

– Nhấn vào các tiết mục trọng tâm mà người ta thường gọi là “cái đinh” hay “điểm son” của chương trình bằng cách sắp xếp lại các tiết mục cho hợp lý và sử dụng các phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ (Ví dụ : Đường Thánh Giá – chặng 12 là cao trào).

Để thành công  đạo diễn còn phải chú ý những điểm sau đây:

– Nhu cầu “nhìn” của khán giả rất cao, do đó đạo diễn cần chú ý đến phong cách biểu diễn, trang phục của diễn viên, đội hình biểu diễn, trang trí sân khấu, ánh sáng…

– Khơi lên bầu khí của những người tham dự (lặng lẽ, vui nhộn, sôi động…).

– Tiết tấu hay “nhịp đập của trái tim”, đó là sự sôi động, dồn dập hay thư thả, lắng đọng, dịu dàng của từng tiết mục.

– Liều lượng hay là mức độ xử lý (thiếu – không hiệu quả, đúng – hiệu quả, thừa – gây khó chịu…).

– Người dẫn chương trình là một diễn viên đặc biệt, là một “nhạc trưởng” và là đạo diễn thứ hai của chương trình. Bởi vì họ sẽ là người lấp những chỗ trống, những sơ hở của chương trình, thậm chí sẽ “cứu nguy” khi có những tình huống bất ngờ xảy ra tren sân khấu mà người đạo diễn không thể nào xuất hiện để giải quyết được. Vì thế, chọn được một người dẫn chương trình giỏi cũng là một yếu tố dẫn đến thành công cho chương trình.

– Về nội dung, tư tưởng chủ đề cần mới, phù hợp hoàn cảnh, thời đại, các vấn đề gợi lên được sự suy nghĩ cần thiết cho khán giả (Ví dụ: Chương trình canh thức Giáng Sinh – tiết mục: Vị vua thứ tư, Lễ vật dâng Chúa Hài Đồng…).

– Về hình thức, các tiết mục cần mới, lạ, độc đáo, hấp dẫn hoặc các tiết mục có liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Thậm chí có những tiết mục xem như tương phản nhưng lại rất cần thiết, bổ sung cho nhau (sôi động – lặng lẽ ; hùng tráng – bi thương…).

2.3. Công tác chuẩn bị và thực hiện chương trình

– Tập dợt và tổng dợt.

– Lên chương trình chung cuộc (cuối cùng).

– Tiến hành: điều phối chương trình (dẫn đạo và cải tiến).

III. NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT

  1. Một số nguyên nhân dẫn đến thất bại của các chương trình hoạt động đại chúng

Ngoài những nguyên nhân thường gặp như: thiếu kinh phí, chương trình dàn dựng tốt nhưng lại thất bại bởi công tác tổ chức, hậu cần yếu hay thiếu thông tin quảng cáo để không có khán giả đến xem hoặc từ những yếu tố khách quan là ta không dự phòng trước như: trời mưa, cúp điện… các chương trình hoạt động đại chúng thường thất bại do những nguyên nhân sau:

  • Chương trình không có chủ đề hoặc có mà không theo chủ đề đã đề ra nên nội dung tản mạn, đưa đến hiệu quả chương trình tản mạn.
  • Tiết mục không hay, không mới lạ, không bất ngờ, không tạo thắc mắc. Nói chung là các tiết mục không hấp dẫn, đưa đến chương trình không hấp dẫn.
  • Chương trình không liên tục hoặc không có những “lắng đọng” cần thiết.
  • Chương trình không có điểm nhấn (điểm vàng).
  • Không có các kỹ thuật hỗ trợ (phông màn, trang trí, ánh sáng, âm thanh…) hoặc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ không hợp lý.
  1. Cách nâng cao kịch bản

Xác định lại chủ đề và khẳng định tư tưởng chủ đề (có thể khác với sự xác định của tác giả kịch bản).

Bổ sung, thay đổi tiết mục (nội dung) cho phù hợp với chủ đề và tư tưởng chủ đề.

Thay đổi loại hình nghệ thuật: cho hấp dẫn hơn, tác động sâu sắc hơn, chuyển tải nội dung nhiều hơn (từ ca chuyển thành ca múa hay kịch hoặc ngược lại).

Bố cục chương trình: dù việc xếp thứ tự tiết mục sẽ chính xác hơn sau khi dàn dựng xong chương trình, nhưng việc sắp xếp bố cục trước khi chương trình diễn ra sẽ giúp đạo diễn quyết định tuyến dàn dựng, xử lý cách mở đầu và kết thúc một tiết mục sao cho có liên quan, hỗ trợ với tiết mục kế tiếp.

  1. Cách xử lý “màu sắc” cho từng tiết mục – nhấn những tiết mục (nội dung) trọng tâm – tạo nét độc đáo cho chương trình

Xử lý “màu sắc” cho từng tiết mục: Mỗi tiết mục là một vấn đề chúng ta định nói, vì thế đạo diễn phải làm sao nêu rõ được nội dung này, về mặt hình thức phải tìm cách xử lý sao cho phù hợp với nội dung, hiệu quả mà không giống những tiết mục khác.

Nhấn những tiết mục (nội dung) trọng tâm: mỗi chương trình đều có những tiết mục (vấn đề, nội dung) trọng tâm mà người ta thường gọi là “cái đinh” trong chương trình cho hợp lý, không để gần nhau và dùng các tiết mục khác hỗ trợ cho nó hoặc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để làm nổi bật nó.

Nét độc đáo của chương trình: Về nội dung, tư tưởng chủ đề cần mới, phù hợp hoàn cảnh, thời đại, các vấn đề gợi lên được sự suy nghĩ cần thiết cho khán giả.

Về hình thức, các tiết mục cần mới, lạ, độc đáo, hấp dẫn hoặc các tiết mục có liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Thậm chí có những tiết mục xem như tương phản nhưng lại cần thiết, bổ sung cho nhau (sôi động – lặng lẽ; hùng tráng – bi thương)

  1. Xử lý các phương tiện hỗ trợ

Trang trí, ánh sáng, âm thanh … chỉ là những phương tiện hỗ trợ, nếu nó không gắn với chủ đề và tư tưởng chủ đề sẽ không tạo được hiệu quả thậm chí có thể tạo ra hiệu quả ngược. Vì thế, căn cứ vào mục đích mà đạo diễn xử lý các phương tiện hỗ trợ một cách có liều lượng ( ít – nhiều – tổng lực) để nói lên điều định nói.

Để xử lý chính xác và hiệu quả, đạo diễn phải hiểu biết các tính năng của những phương tiện hỗ trợ và đưa ra những yêu cầu cụ thể:

– Trang trí: tạo biểu tượng, điểm diễn, thế cao thấp, màu sắc…

– Ánh sáng: xử lý sáng một vùng, sáng toàn bộ sân khấu, sáng luồng, follow …

– Âm thanh: to – nhỏ, echo, các loại tiếng động …

  1. Xử lý “mối nối” các tiết mục

Để cho chương trình luôn liên tục, đạo diễn phải lưu ý xử lý mối nối giữa các tiết mục với nhau. Tùy theo tính chất của từng tiết mục mà đạo diễn chọn cách xử lý:

Nối bằng thuyết minh, người dẫn chuyện (MC): một hoặc hai thuyết minh, thay giọng nam – nữ, đổi nơi xuất hiện của thuyết minh …

Nối bằng tiết mục: dựng hẳn một tiết mục (nhỏ, gọn) để giới thiệu những tiết mục trọng tâm.

Nối bằng tiết mục đã qua: hình tượng kết của tiết mục trước lại khởi đầu cho tiết mục sau.

  1. THỰC TẬP
  2. Từ một đề tài tự chọn, xác định 3 chủ đề khác nhau.
  3. Từ một trong 3 chủ đề, xác định 3 tư tưởng chủ đề khac nhau.
  4. Lên chương trình tổ chức một Đại Hội Giới Trẻ cấp giáo phận.

Trả lời