BÀI 20: Nút Dây – Lều Trại

  1. NÚT DÂY

Mục đích của việc học nút dây cũng là một phương cách rèn luyện cho các bạn và các em có khả năng tháo vát, khéo léo và sáng tạo. Là thực hiện một kỹ thuật trên dây sao cho đạt yêu cầu là: thắt nhanh, chắc chắn và dễ mở. Nút dây được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong các buổi sinh hoạt, trại hè hoặc trại huấn luyện.

KHÁI NIỆM

Trong ngày, có ai mà không làm nút ít là một lần. Làm nút đòi hỏi phải đúng, nhanh gọn, dễ tháo, muốn vậy phải tập làm đi làm lại. Các thủy thủ, các nhà thám hiểm, các nhà thể thao leo núi, cứu hộ… đều phải học làm nút.

Người ta tổng kết có khoảng 4000 nút các loại. Nhưng thực tế chúng ta nên biết và thực hành vài chục nút buộc thông thường bằng dây thừng, dây leo hay lạt, mây là đủ.

Biết và thực hành có nghĩa là hiểu rõ công dụng của từng nút để thích ứng cho từng trường hợp.

Một nút được gọi là hữu dụng cần phải có ba đặc tính sau đây:        

  • Có thể buộc thật nhanh.          
  • Tháo ra dễ dàng.
  • Chắc chắn, nghĩa là có thể trông cậy được ở công dụng của nó.

Và khi nói đến nút, ta cũng phải đề cập về dây. Dây là do sự se kết của các thứ thảo vật như: bông, gai, đay, sơ dừa, cói, mây, tre… được đánh tơi ra rồi bện lại hoặc đập dập thành từng sợi.

Thừng to hay nhỏ là tùy ở số sợi se lại. Khi mua thừng, ta tìm mua loại thừng có 3,5,7… sợi. Đừng mua thừng có số sợi chẵn, vì thừng chẵn sẽ có một sợi được dùng làm lõi giữa, không cuốn chung với các sợi khác nên lực kéo chịu không tốt bằng thừng có số sợi lẻ được bện xoắn lại với nhau sẽ chịu lực tốt hơn.

Sử dụng xong phải phơi cho khô và bảo quản nơi thoáng mát, không cất giữ khi dây đang ẩm ướt, vì như thế dây dễ bị mục.

Dây sử dụng sẽ bị hư hao theo thời gian, do vậy, trước khi dùng lại, phải thử lại sức chịu của dây cho an toàn.

Chúng ta thường áp dụng các nút sau đây trong các buổi trại:

  1. Nút Dẹt

Là nút thông dụng nhất, dùng để nối hai đầu dây có tiết diện bằng nhau, buộc đồ vật, gói hàng, buộc kết thúc băng cứu thương.

  1. Nút Dẹt Kép 1

Xoắn vòng thứ nhất thêm một vòng, tạo thêm sự chắc chắn

  1. Nút Det Kép 2

Nút này làm tuy lâu hơn, nhưng chắc chắn và đẹp hơn dẹt kép 1

  1. Nút Hoa cột giầy

(Nút Dẹt khóa sống)

Khi cột giầy, người ta cần chắc chắn lúc sử dụng, nhưng lại hết sức nhanh chóng khi tháo ra. Muốn thế ở động tác 2 của nút dẹt, ta tạo ra khóa sống bằng cách gập sợi dây lại rồi xiết như nút Dẹt

  1. Thợ Dệt

Dùng đễ nối chỉ dệt hoặc nối hai đầu dây không bằng nhau.

6. Thợ Dệt Sống (có khoá)

Dùng để buộc góc mái lều có may sẵn vòng dây vải

  1. Nối chỉ câu

Dùng để nối chỉ câu, nối hai đầu dây trơn bằng nhau, dùng để kéo màn sân khấu hay rạp hát.

Trong một số trường hợp, người ta dùng nút này để nối hai đầu dây không bằng nhau

  1. Nút Thuyền chài

Dùng để neo thuyền vào cọc trên bờ, dùng để buộc đầu lều, khởi đầu cho tất cả các mối nút ráp cây.

  1. Nút Ghế đơn

Dùng đề kéo một người từ dưới lên hay thả một người từ trên cao xuống.

  1. Ghế kép 1

Nút dgế đơn khi ngồi có thể làm ta đau, do đó, gấp đôi sợi dây để tạo ra 2 vòng dây, ngồi sẽ thoải mái hơn

  1. Ghế kép 2

Cách làm hơi khác ghế kép 1 nhưng công dụng giống như nhau

  1. Ráp cây chữ thập

Dùng để ráp 2 cây vuông góc với nhau

  1. Ráp cây chữ nhân

Dùng để ráp 2 cây chéo nhau, hoặc ráp 2 cây vuông góc với nhau nhưng cách cột nút theo hình chéo chữ nhân

 

  1. Ráp chạc ba

Thường gặp khi làm thủ công trại

  1. Nút van ngắn

Dùng để ráp 2 cây ngắn thành cây dài theo chiều cao. Nếu khoét thân cây áp nhau theo kiểu mộng gỗ thì sẽ chắc chắn hơn

 16. Nút vấn dài

Khởi đầu bằng nút sơn ca ở giữa dây, với điều kiện là dây phải dài. Khi xiết dây cần có hai người xiết một lúc

17. Nối cây vuông

 Muốn nối 2 cây vuông, ta khởi đầu như hình vẽ, các thanh gỗ mới ráp dọc với nhau một cách chắc chắn

 18. Nút chạy

Được sử dụng thường xuyên cho các góc lều với cọc, khi cần căng lều với độ căng tối đa mà chỉ có một người làm, ta nên thực hiện nút này vì nó rất tiện lợi cho việc điều chỉnh độ căng của dây

Ngoài ra còn rất nhiều nút thông dụng như:

Nút chân chó: dùng đe thu gọn dây

Nút thầy tu: thắt gút để dễ kéo dây, làm chuổi ( nút khó gỡ)

Nút kéo gỗ: giăng võng, kéo cây, di chuyển một vật nặng

Nút thợ sơn: công dụng như nút ghế đơn

 . . . . . . . . .

Trên đây chỉ là một số nút thường gặp trong đời sống trại, là Huynh trưởng, chính các bạn sẽ là người chỉ dẫn cho các em, trang bị cho các em các kỹ năng trên, do đó các Trưởng ngoài việc luyện tập nhuần nhuyễn, cần phải sưu tầm thêm các nút khác đe đôi tay các Trưởng trở nên khéo léo, tháo vát và tài năng.  Chẳng những cho bản thân mình mà còn phải truyền đạt lại cho các em thiếu nhi thực hiện trong các cuộc trại.

  1. LỀU TRẠI

Trại là một nơi mà ở đó, chúng ta thực hiện và áp dụng những hiểu biết để buổi học dã ngoại hay buổi gặp gỡ, giao lưu thêm phong phú và sáng tạo. Trại cũng là nơi người huynh trưởng khẳng định khả năng của mình, về chuyên môn cũng như về nghệ thật cầm đội của mình. Để dẫn đội đi đến thành công, hoặc tổ chức cho đội một buổi học dã ngoại lý thú, các bạn cần nắm vững một vài yếu tố sau đây để bàn bạc hoặc khi đi “tiền trạm” hoặc để lên chương trình trại cho đội, đoàn.

  1. ĐỊA ĐIỂM

Đất trại lý tưởng: Một khu đất khô, cao, mềm . . . nằm ở ven rừng hơi dông dốc một chút xíu để nước có thể lưu thông dễ dàng (không bị úng nước); Hơi kin kín để tránh bớt gió, gần xóm làng (dễ dàng tiếp tế ) và từ chỗ trại đến nơi có thể lấy nước uống không xa quá 100m.

Bản tường trình về vị trí đất trại (Tiền trạm)

  1. Địa điểm đất trại:
  • Loại đất.
  • Diện tích.
  • Phương hướng – sở hữu chủ.
  • Khoảng cách vị trí đến nơi lấy nước được.
  • Khoảng cách đến rừng (củi).khoảng cách tư trại đến sông, máy nước, ao hồ (giặt giũ).
  1. Tiếp tế:
  • Khoảng cách đến chợ . . .
  • Khoảng cách đến xóm làng, tỉnh . .
  1. Giao thông:
  • Đường xá, phương tiện di chuyễn – đi , đến . . . .
  • Đường sắt, nhà ga . . .
  • Bưu điện, trạm điện thoại, bệnh viện, vùng lân cận . . .
  • Linh tinh . . .
  1. CHUẨN BỊ VẬT DỤNG

Các vật dụng cần thiết để cắm lều :

  1. Dây

     Quan trọng và thân thiết với ngươi đi trại như tay chân với cơ thể. Đúng vậy, người đi trại ma không có dây, dù giỏi cách mấy cũng như người bị què cụt.

     Các loại dây có thể sử dụng hiệu quả  nhất đó là : dây dù, dây thừng dừa, dây thừng nhựa (loại to bằng thân cây đũa), dây vải … Trong điều kiện dây thieu thốn, ta có thể dùng dây nilon (thường dùng để gói đồ, bằng cách bện năm bảy sợi lại làm một) dây cột giày, dây tim đèn, dây ruban máy chữ (đã hết mực).

     Nói chung, dây bằng chất liệu nào cũng được miễn là đảm bảo độ chắc chắn là có thể sử dụng để cắm lều được.

  1. Cọc

     Là một vật quan trọng không kém dây. Nhưng nếu không mua được thì ta cũng không đáng ngại lắm, bởi vì với một tay đi trại hạng cừ thì nhìn những vật xung quanh ta, cái gì cũng có thể tạo ra đồ dùng trại được.

     Đối với dân đi trại thì có thể tự chế ra hàng loạt những kiểu cọc khác mà giá trị không thua gì những chiếc cọc mua ở ngoài.

     Xin giới thiệu với các bạn một số mẫu cọc để chúng ta bắt tay vào cùng làm từ sự tháo vát và điều kiện cho phép của mình.

2.1. Cọc gỗ

     Lấy những gậy gỗ phế thải như: cán chổi, cán gậy lau nhà, cán chổi quét mạng nhện … chặt ra từng khúc khoảng 30 cm.

     Neu kiếm không ra những gậy gỗ, ta cũng có thể sử dụng ván gỗ 1 – 1,5cm bề dày, cưa ra và chuốt thành những cái cọc.

2.2. Cọc thép

     Uốn từ một thanh thép đã cắt sẵn (cọc rào kẽm gai)

2.3. Cọc khoen

     Những cây sắt hay cay nhôm ở gọng vè xe đạp đều có thể làm cọc khoen được cắt ra từng đoạn dài khoảng 35cm, sau đó tạo 1 vòng khoen ở một đầu, đầu còn lại mài nhọn. Sử dụng cọc này thuận lợi ở nơi đất mềm, không cần dùng búa, chỉ dùng tay ấn mạnh xuống.

     Ngoài ra còn có một số cọc khác như: cọc ống nước, cọc cây, cọc ốc cổ xe đạp, cọc  tre …

  1. Gậy

     Hợp lý nhất cho lều cá nhân là sử dụng gậy tầm vông từ 1,2 – 1,7m. Nhưng nếu có gậy dài quá mà sợ cưa đi uổng, ta vẫn có thể cắm được mái lều đẹp nếu khéo léo.

     Ngoài ra, nếu tài chánh cho phép, ta có thể sắm các loại gậy xếp để dễ sử dụng. Đi trại mà đem gậy xếp theo rất tiện và lợi, vừa gọn nhẹ, lại vừa dai ngắn theo ý muốn của lều và của người cắm.

  1. Miếng tăng dây lều (ten deur)

     Dùng  để tăng lều cho căng mỗi khi lều bị chùng xuống vì bất kỳ lý do gì. Miếng tăng dây lều có thể là một mắt sên xe đạp, chốt cửa sổ, ván ép khoét lỗ.

     Muốn chắc chắn hơn, có thể dùng ống kim loại hay dây thép cuộn lại.

Để cho tiện lợi, ta có thể để hẳn dây có miếng tăng dây lều sẵn ở vòng  mép lều. Khi dựng lều lên, chỉ cần làm nút ghế đơn rồi móc vào cọc đã đóng sẵn.

  1. Tấm trải

     Hiện nay, các chợ có bán rất nhiều tấm nilon nhiều loại, màu sắc khác nhau, khổ 1,2m để làm khăn trải bàn và may áo mưa. Ta có thể lấy những tấm nilon này để trải nền đất phía trong lều là tốt nhất.

Để cắm lều được dễ dàng và nhanh chóng ta cần phải chuẩn bị một số dụng cụ sau:

– Búa: để đóng và nhổ cọc.

– Rìu: để đẵn cây làm gậy, cọc nếu cần.

– Xẻng (hay cuốc chim): để đào rảnh xung quanh lều sau khi lều vừa được dựng xong.

Tóm lại, lều, vải trải, túi đựng lều, cọc lều, gậy, dây thừng, đèn bảo . . . là những vật dụng không thể thiếu trong các buổi trại. Vì vậy các bạn phải biết bảo quản để có thể sẵn sàng sự dụng bất cứ lúc nào.

Chú ý:

Đừng bao giờ gấp lều khi còn ướt. Nếu gặp trời mưa, thì khi về phải đem phơi thật khô ngay. Lều ẩm mà cứ gấp lại để lâu quá 24 giờ là kể như tiêu tùng cái lều, chưa kể mùi hôi nhức lỗ mũi khi dựng lều sau này.

Nếu lều bị rách, dù chỉ một lỗ nhỏ, hay bị tuột chỉ, phải vá ngay.

Ơ nhà đừng gấp lều chặt quá, nên gấp làm sao cho không khí lưu thông được qua các nếp gấp.

Dây thừng: cuộn lại và treo lên, khi sử dụng nên để gọn gàng.

Rìu, rựa, cuốc xẻng: nên dùng đúng lúc, không vứt bừa bải. Sau buổi trại, nên bôi một lớp mỡ và bỏ trong bao đặt nơi khô ráo.

Đồ nhôm: đừng để các chất Acid (giấm, chanh) vào đồ dùng bằng nhôm, vì sẽ bị hư hỏng do Acid xúc tác với nhôm.

Túi cứu thương: kiểm tra lại toàn bộ số thuốc cần dùng, loại nào hết hạn sử dụng, đừng luyến tiếc, hãy vứt bỏ vào sọt rác ngay. Loại nào thiếu cần bổ xung ngay (đừng tiếc tiền khi mua để đó mà chưa sử dụng đến. Đến khi cần không có mà xài).

Vật dụng cá nhân: sắp xếp gọn nhẹ cần thiết, không nên đem theo một tủ quần áo đặt vào balô.

III. KỸ THUẬT DỰNG LỀU

  1. Hình thức: một cái lều dựng đúng cách phải có: Mỗi dây căng cho một cọc lều, sức căng dây phải vừa đủ để mái lều không trũng, trên mái lều không có điểm nhăn nào.

  1. Hướng lều: Ngoài trường hợp các trại lớn phải theo hướng chung do BĐH trại ấn định, còn thì theo quy tắc sau:

Không cắm lều chỗ đất trũng vì nước ngập sẽ tràn vào.

 

Cũng không cắm ở chỗ cao chênh vênh, gió mạnh sẽ làm tốc các cọc lều, hoặc làm lều mau bị rách.

 

Tốt nhất là đất cắm lều phải bằng phẳng, nếu có hơi nghiêng thì càng hay

Nếu là xứ lạnh, cần nhiều ánh sáng để sưởi ấm, ta hướng cửa lều về phía đông.

Nếu là xứ nóng, cần tránh nắng, ta hướng cửa lều theo hướng Đông Bắc hay Đông Nam. Nhưng hướng lều còn tuỳ thuộc phần lớn ở hướng gió mạnh thổi ngang lều.

  1. Dựng lều

3.1. Không gió: Trước tiên ta trải lều ra trên vị trí được chỉ định, sau đó vẽ một hình chữ nhật vòng ngoài trong trí (như đã nói ở phần hình thức) Định vị cọc lều và đóng sẵn cọc lều. Cọc lều phải đóng xiên góc 45 độ. Dựng 2 cọc lều trước tiên (1) sao cho thẳng hàng, sau đó là 4 cọc con ở 4 góc lều (2) cuối cùng mới đến những cọc con ở hông lều (3). Móc dây lều vào cọc xong phải rút cho thẳng, nếu lều bị nhăn phải sửa ngay bằng cách rút hoặc nới dây, xê dịch cọc lều ở 4 góc lều. Dây lều buộc vào cọc dùng nút “tăng đơ” hoặc nút chạy để làm căng dây hoặc trùng dây mot cách dễ dàng, mục đích để: căng lại dây lúc mưa, gió, sau một ngày phơi nắng v.v…

3.2. Có gió: Trước tiên cột sẵn dây vào 4 góc lều, vào 2 đầu gậy. Ướm chừng chiều dài của lều, đóng trước 2 cọc chính (có thể đóng thêm hai cọc phụ). Xếp đôi lều đặt nằm theo chiều gió, khi dựng lều, dựng lên ngược chiều gió và cột trước các góc lều bên ngược gió để chịu, lưu ý gió mạnh có thể làm tung cột lều, do đó cọc lều phải được chôn sâu vào đất cho chắc chắn, kế tiếp cột các góc còn lại. Nếu đông người nên phân cho mỗi người chịu trách nhiệm một góc dưới sự hướng dẫn của Đội trưởng.

3.3. Có mưa: Để bảo quản vật dụng cá nhân của toàn đội, các bạn phải phòng ngừa trường hợp trời mưa (vào mùa mưa) lúc đó sẽ rất khó ứng phó. Vì các bạn nếu có cắm trại vào mùa mưa, nên dùng 2 gậy ngắn hơn hoặc chôn sâu hai gậy nhằm hạ thấp chiều cao của lều sao cho mí lều cách mặt đất khoảng 10cm (1tấc). Đất lều phải hơi dốc, đồng thời các bạn phải đào đường rảnh thoát nước chung quanh vào trong mí lều, sâu khoảng 10cm từ cạn đến sâu dẫn về đường thoát, đất đào rảnh các bạn đắp thành con lươn (đê) phía trong rảnh ngăn ngừa nước thoát không kịp sẽ tràn vào lều. Cuối mương nên đào sâu hơn phía dưới dốc để nước dễ dàng thoát.

Trên đây là những chia sẽ với các bạn kỹ thuật dựng lều căn bản. Sau này có nhiều kiểu lều hiện đại hơn, cầu kỳ hơn, tiện nghi hơn, sử dụng nhiều gậy hơn nhưng tất cả đều phải dựa vào các nguyên tắc trên. Do đó nếu gặp một kiểu lều lạ, đừng ngại, hãy trải ra, quan sát hình dáng, kiểu cách, kích thước và mạnh dạn bắt tay vào việc. Đứng ngại khó.

  1. DỰNG LỀU VỚI MỘT NGƯỜI

Dựng lều không khó nếu có nhiều người cùng thực hiện phải không các bạn? Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà ta chỉ có một mình với lều trên tay, chẳng lẽ ta chịu nằm phơi sương gió hoặc chịu ướt vì trời mưa sao? Một số kỹ thuật dựng lều dưới đây sẽ giúp các bạn thực hiện được một chỗ ngủ hoặc nghỉ ngơi an toàn dù các bạn chỉ có một mình. Ta lần lượt thực hiện các bước như sau:

Đóng vạt cửa lều lại (nếu có), đóng 4 cóc góc lều thành hình chữ nhật sao cho tương ứng với kích thước lều.

Dựng một gậy chính ngay cửa lều trước.

Đóng một cọc chính, nhắm khoảng vuông góc với cửa lều va cách xa cửa lều khoảng cách bằng độ dài của thân gậy.

Dựng tiếp theo gậy phía sau, đóng cọc chính còn lại, căng dây phía sau và kéo mép đỉnh lều cho thẳng.

Đóng 4 cọc vào 4 góc, căng theo đường mái hiên, căng thật thang để cho mái không nhăn, các dây căng dưới các cọc đều phải nhắm ở đỉnh gậy đối diện, dọc theo đường chéo của mái lều.

Đóng các cọc còn lại, mở vạt cửa lều, vào lều xếp mép rìa vào trong, trải tấm bạt lót lên tren nền.

Chú ý:

Khi gặp mưa to hay có gió lớn, các dây và mái lều trùng xuống, ta phải căng lại dây cho thẳng.

Không để trại sinh chạy nhảy gần lều, phòng bị vấp các dây căng lều, gây tai nạn hoặc rách lều. . .

Không nên dựng lều dưới tàn cây vì:

Cọc đóng xuống có thể làm đứt rễ cây.

Khi trời hết mưa, những giọt nước to đọng trên cành, lá vẫn nhỏ giọt xuống làm dột mái.

Cành cây khô dòn có thể gãy, rơi xuống đè lên lều, thậm chí có thể gây ra tai nạn nguy hiểm.

Tránh cắm lều gần cây cao, to đứng một mình giữa đồng vào mùa mưa, đề phòng sét đánh.

Không nên cắm lều vào khu có cỏ rậm, ở đó dễ gặp rắn hổ, loài bò sát máu lạnh thích tìm hơi ấm.

– Không nên dựng lều trên những ổ kiến, mối (gò cao) nền đem phòng thao DDT rải quanh lều

– Tuyệt đối không được phơi quần áo ở các dây căng mái lều hoặc trên mái lều, tránh làm chùng dây.

Không được ăn uống trong lều, những mảnh thức ăn sẽ lôi kéo kiến đến.

– Không được để giầy dép trong lều. Phải để gọn ghẽ ngoài cửa lều.

Đồ đạc, hành lý, balô phải được sắp xếp gọn ghẽ, vật nào chỗ đó, sạch sẽ, ngăn nắp.

  1. MỘT SỐ MẸO VẶT KHI DỰNG LỀU
  2. Căng mái lều

Mái lều của chúng ta lúc mới dựng, trông nó thẳng và đẹp biết bao, thế nhưng sau vài cơn gió, một trận mưa hay một đêm ngủ lăn lộn… trông nó thảm hại làm sao. Nếu tháo ra làm lại thì rất mất công. Vậy khi cột lều vào cọc, ta hãy sử dụng nút căng dây (Tendeur) hoặc dùng một cái tendeur bằng gỗ như sau:

Dùng một miếng gỗ nhỏ, dùi hai lỗ vừa đường kính của dây lều, luồn dây vào (theo hình). Khi cần thì kéo miếng gỗ đến đâu là dây cố định đến đó.

Trong trường hợp thời tiết không ổn định, mưa gió nhiều, chúng ta có thể dùng những vòng dây thun như hình bên để căng lều, mái lều sẽ chịu được sức gió mà không bị xé rách hay chùng.

  1. Muốn nâng cao cột lều

Xác định vị trí của chân gậy, ta cắm một vỏ chai hay ống tre có mắt ở giữa. Nếu cột bị lún, ta đập vỡ 1/2 nửa trên của chai rồi úp ngược xuống, hoặc úp một cái tô xuống đất đe làm chân đế.

3. Nước chảy vào hai đầu võng

Khi ta nằm võng dưới lều, nước mưa thường chảy theo hai đầu dây treo võng làm ướt lưng. Nếu muốn khắc phục, bạn chỉ cần mua hai khoen sắt (cỡ vòng đeo tay), cột ở hai đầu võng. Nước chảy đến khoen sắt sẽ tự nhỏ hết xuống đất.

  1. Nước chảy vào trong lều

Khi chúng ta sử dụng hai gốc cây thay thế hai gậy để căng lều, nếu trời mưa, chắc chắn nước sẽ theo dây rồi chảy vào lều, các bạn dùng một sợi dây ngắn, cột trên sợi dây căng lều (gần phía lều) nước sẽ nhỏ theo dây ngắn đó mà không chảy vào lều.

  1. Mái lều bị dột

Mái lều của bạn làm bằng vải thấm nước, nếu mưa lớn sẽ bị dột. Để khỏi bị ướt đồ đạc, các bạn đính vào chỗ dột một sợi dây, đầu dây cột một cục đá nhỏ, bỏ vào trong một cái tô hay một vật chứa nước. Nước dột sẽ theo sợi dây chảy vào trong tô.

  1. Góc lều không có khuy

Khi chúng ta sử dụng những tấm bạt hoặc drap để làm lều, thì ở góc không có khuy đồng để xỏ dây, ta có thể làm như sau: túm góc bạt quanh một viên sỏi tròn (không dùng đá sắc cạnh sẽ làm sờn rách vải) dùng dây làm nút thòng lọng để buộc góc bạt.

  1. Ho rác lộ thiên

Nếu gặp đất quá cứng… không thể đào hố rác được, ta có thể làm như sau: lấy 3 hay 4 cái cọc, đóng ló lên khỏi mặt đất chừng 3 tấc (chu vi bằng túi nylon mà ta định sử dụng).

Bẻ miệng túi nylon lại và tròng vào đầu mấy cọc đó. Khi đầy, ta túm lại đem bỏ vào hố rác công cộng hay đốt bỏ.

  1. Cọc nhổ không lên

Trước khi ra về, chúng ta phải nhổ tất cả các cọc lều để khỏi gây tai nạn cho người đến sau. Trường hợp đất cưng hay cọc đóng quá sâu không nhổ lên được, chúng ta dùng phương pháp đòn bẩy.

Trả lời