Suy Niệm Tĩnh Tâm Tháng 02.2023: Bài Huấn Đức Của Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai

 

ĐỨC CHA PHÊRÔ HUẤN ĐỨC

Tĩnh Tâm Dịp Tết tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn

  • Nhiều Dòng Nữ ở Châu Âu (Mỹ) hiện nay không còn ơn gọi. Năm 2022, 50 nữ tu đã rút lui. Rao bán nhà. Khoảng 300 Dòng không còn tồn tại. Tại sao?

– Bị ảnh hưởng trào lưu văn hóa xã hội.

– Mất phương hướng, chao đảo.

– Văn minh vật chất ào ạt xâm nhập.

– Đời sống nội tâm bị thương tổn, mất gốc.

Thiếu cầu nguyện = Thiếu Chúa.

  • Chúng ta không cấm sử dụng phương tiện truyền thông. Chúng ta phải huấn luyện sử dụng phương tiện truyền thông cho đúng: Mục đích, hợp lý trong việc rao giảng Tin Mừng. Tránh đừng để bị nhiễm thế tục hóa.

CẦU NGUYỆN

Bốn trở ngại chính yếu trong đời sống cầu nguyện:

  1.  Tôi không có động lực:

   – Chỉ có một mình

   – Đọc kinh lãng phí thời giờ.

   – Cảm thấy cô đơn trống rổng.

  1. Tôi không biết cầu nguyện:

   – Chưa học được cách cầu nguyện.

   – Cầu nguyện được vài phút rồi sau đó không biết phải làm gì?

  1. Tôi không có thời gian:

   – Tôi bận rộn suốt ngày, công việc chiếm hết thời giờ. Đến tối là mệt mỏi không còn sức cầu nguyện.

  1. Tôi bị phân tâm phi lý:

   – Tôi bị tấn công bởi đủ loại phân tâm, giải trí, lo ra, chi phối, không thể hồi tâm để xét lại chính mình dù chỉ vài phút.

 NGƯỜI NỮ TU KHÔNG ĐƯỢC NÓI:

TÔI KHÔNG CÓ THỜI GIAN CẦU NGUYỆN.

 Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên Chúa

là sống với Chúa

  1. CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?

 Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên Chúa để Ca ngợi – Cảm tạ Đền tạ – Xin ơn.

  • Khẩu nguyện: Nói thành tiếng, cầu nguyện bằng môi miệng, bằng lời nói.
  • Tâm nguyện: Suy niệm, suy gẫm (đọc 1 câu Lời Chúa rồi suy tư… đọc 1 câu khác). Dùng nội tâm để thưa chuyện với Chúa: nguyện gẫm. Dùng nội tâm để hướng tâm hồn chìm sâu trong Chúa.
  • Cầu nguyện chung: (Phụng vụ, tham dự Thánh Lễ, các Bí Tích).

     Cầu nguyện riêng là đọc các giờ Kinh Phụng Vụ.

     Cầu nguyện chung gọi là khách quan.

     Cầu nguyện riêng gọi là chủ quan.

Cầu nguyện đóng một vai trò ưu việt trong đời sống Tu Sĩ.

2. TẠI SAO CHÚNG TA NÊN CẦU NGUYỆN?

  * Thiên Chúa muốn chúng ta cầu nguyện. Nếu không cầu nguyện không có ơn thánh hóa. Cầu nguyện không ngừng thì Chúa sẽ ban, sẽ nhận lời.

     * Không cầu nguyện không được cứu rỗi, cuộc sống không hoàn hảo.

     * Kiên trì cầu nguyện sẽ được Chúa nhận lời.

 3. HOA TRÁI CỦA CẦU NGUYỆN.

       Có 4 hoa quả:

     Liên kết chúng ta với Thiên Chúa. Hướng chúng ta lên    những điều thuộc thượng giới.

     Giúp chúng ta mạnh sức chống lại cái ác. Củng cố chúng ta trong điều thiện.

     Nguồn an ủi trong bất hạnh và giúp chúng ta vuợt qua khó khăn.

     Ban cho chúng ta ân sủng của Thiên Chúa để trung thành cho đến chết.

 4. CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ TRƯỚC KHI CẦU NGUYỆN ?

     * Chúng ta phải đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa: Trong nhà thờ, ở nơi làm việc, bất cứ nơi đâu…

     * Thực hiện 1 hành động ăn năn thống hối.

     * Yêu cầu, cầu xin sự trợ giúp của Thiên Chúa, để chúng ta vượt qua những trở ngại trên.

     * Tránh khỏi mọi lo ra chia trí, mọi suy nghĩ vớ vẩn của trần gian.

 5. CHÚNG TA NÊN CẦU NGUYỆN THẾ NÀO?

  Với sự khiêm tốn và tôn trọng: Thấy được sự yếu đuối, tội lỗi của mình và tôn trọng Chúa là Thiên Chúa (x. Lc 7,1-10) về Dụ Ngôn người Pharisêu và người thu thuế.

      Với sự quan tâm và tận tâm: Tránh xa mọi phiền nhiểu để chuyên tâm vào cầu nguyện.

      Với niềm tin tưởng và kính sợ: Tôn trọng Chúa, tin tưởng Chúa, làm theo ý Chúa, Chúa hài lòng.

      Với sự phó thác vào Thánh ý Chúa: Chúa ban ơn vì danh Chúa và cứu các linh hồn.

  1. TẠI SAO CẦU NGUYỆN KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC?

                                 Không đúng.

CẦU NGUYỆN         Không tốt.

                                   Không có lợi cho phần rỗi linh hồn của chúng ta.

Vậy chúng ta thường xuyên phải kiên trì và phải vâng theo Thánh ý Chúa, không theo ý mình.

7. NÊN LÀM GÌ SAU KHI CẦU NGUYỆN?

  •  Cám ơn Chúa
  • Dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng ta.
  • Xin sự tha thứ vì những thiếu sót khi chúng ta cầu nguyện.

 8. NGHĨ THẾ NÀO VỀ SỰ PHÂN TÂM PHI LÝ?

 * Chúng ta suy nghĩ về những chuyện không phải.

 * Chúng ta mất tập trung về Chúa.

 * Chúng ta hướng về bên ngoài quá nhiều.

 9. SỰ PHÂN TÂM ĐẾN TỪ ĐÂU?

   * Từ các ước muốn, các khuynh hướng bị rối loạn.

    *  Sự nhẹ dạ của con người. Thiếu tin, cậy, mến.

    *  Những ấn tượng của các giác quan…

    * Từ những mối quan tâm trần thế như: công việc, nghề nghiệp, gia đình…

    * Do hành động của Satan đem đến.

    * Ngoài ra, do sự cho phép đặc biệt của Thiên Chúa, Chúa muốn thử thách chúng ta.

  1. CHÚNG TA ỨNG XỬ THẾ NÀO KHI BỊ PHÂN TÂM?
  •  Ngay lập tức từ bỏ những suy nghĩ không liên quan. Tập trung vào Chúa.
  • Hướng tâm trí vào cầu nguyện ngay.
  • Phải nhớ có sự hiện diện của Thiên Chúa để vượt qua.

 11. KHÔ KHAN TRONG CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?

     *  Khi chúng ta chán ghét, cảm thấy nặng nề.

     *  Khi mệt mỏi, suy sụp tinh thần.

  1. SỰ KHÔ KHAN TRONG TÂM HỒN ĐẾN TỪ ĐÂU?
  • Mọi sự do chúng ta thiếu cảnh giác, thiếu chuẩn bị: Lỗi của chúng ta.
  • Không do chúng ta, nhưng chính sự cho phép đặc biệt của Thiên Chúa: Thử thách.

 13. NÊN SUY NGHĨ THẾ NÀO TRONG TÌNH TRẠNG KHÔ CẰN TÂM LINH?

      Có 3 thái độ chống lại:

  1. Loại bỏ các nguyên nhân lo ra phi lý.
  2. Không buồn lòng hay nản lòng trong cầu nguyện vì Chúa luôn nâng đỡ chúng ta.
  3. Không có lý do gì để rút ngắn giờ cầu nguyện mà chúng ta đã quy định. Không được bỏ giờ cầu nguyện.

Đây là những đóng góp thực tiễn, giúp cho đời sống cầu nguyện của người Tu sĩ được nâng cao. Ngoài ra, để chúng ta rút ra kinh nghiệm loại trừ những mệt mỏi, khô khan, chia trí trong cầu nguyện.

 15g Ngày 05 tháng 01 năm 2023

 Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai

Tòa Giám Mục Vĩnh Long

Để lại một bình luận