Bài 32: Điều Răn Thứ VII Và X Chớ Lấy Của Người

  1. GHI NHỚ.
  2. Điều răn thứ bảy và thứ mười dạy ta những gì ?
  3. Điều răn thứ 7 và thứ 10 dạy ta giữ đức Công bình, không được lấy, hay muốn lấy của cải của người khác làm của mình.
  4. THÁNH KINH.

“Người không được trộm cắp” Ngươi không được ham muốn nhà cửa của người ta” ( Xh 20, 15, 17 ).
3. GIẢI THÍCH.  

 Chiếm đoạt tiền bạc, của cải của người khác làm của mình là phạm tội lỗi đức Công bình. Đến như loài người có luật pháp trừng trị kẻ trộm cướp, phương chi Thiên Chúa, Đấng công bình vô cùng, làm sao Ngài có thể làm ngơ được. Chính vì thế, Chúa đã ban hai điều luật thứ bảy và thứ mười, dạy loài người giữ đức công bình bằng cách tôn trọng của cải của người khác. Hành vi lỗi đức công bình có nhiều lắm: Trước hết, nó phát xuất từ trong tư tưởng như ước muốn chiếm đoạt, nghĩ ra mưu kế hay xúi giục kẻ khác lấy …dù chưa lấy được cũng đã có tội rồi ! Kế đến là hành động chiếm lấy như : trộm cắp, vay mượn mà không trả, trả công không xứng, cho vay nặng lời …Hay trong lãnh vực công cộng như tham nhũng, móc ngoặc, buôn lậu, trốn thuế v.v… Tội lỗi đức công bình, dù xưng thú, cũng chưa được tha, mà phải đền trả đủ mới hoàn toàn được khỏi. Tốt hơn hết, ta không bao giờ lấy của ai bất cứ cái gì, giá trị hay tầm thường, để cho lương tâm được yên ổn. Mặt tích cực : Hai điều răn này dạy ta tôn trọng quyền tư hữu, tài sản riêng của người khác. Hãy biết sử dụng của cải trong tinh thần liên đới, chia sẻ giúp đở mọi người. Hãy tôn trọng tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi sinh, môi trường vì ích lợi của mọi người.

  1. THỰC HÀNH.

Không bao giờ gian tham, trộm cắp, dù là những của rất nhỏ mọn.

  1. CẦU NGUYỆN.
    Lạy Chúa, xin cho con đủ nghị lực, để chống trả mọi cám dỗ gian tham trộm cắp. Xin cho con luôn sống công bình với mọi người, về cả tinh thần lẫn vật chất. Amen.

Để lại một bình luận