Suốt tháng 12, có thể bạn nghe thấy cụm từ “Merry Christmas!” (Giáng sinh vui vẻ!). Đây là cụm từ mà nhiều kitô hữu hiện nay đang đấu tranh để sử dụng, nhưng “Christmas” thực sự nghĩa là gì?
Từ tiếng Anh này độc nhất vô nhị, khác biệt rất nhiều so với các nhóm ngôn ngữ khác nói về ngày sinh của Chúa Giêsu.
Ví dụ, người Ý nói “Buon Natale”, bắt nguồn từ tiếng Latin là “natus”, có nghĩa là “sinh ra” (ám chỉ đến sự ra đời của Chúa Kitô). Người nói tiếng Tây Ban Nha có một cụm từ tương tự, “Feliz Navidad”, cũng có cùng gốc từ Latin.
Ngày lễ của Chúa Kitô
Một truyền thống khác, ở Anh, xuất hiện vào thế kỷ 11, đính tên ngày sinh của Chúa Giêsu. Theo từ điển Bách khoa Công giáo, “Từ dùng để chỉ “Christmas” trong tiếng Anh cổ là Cristes Maesse, Thánh lễ của Chúa Kitô, lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1038, và từ Cristes-messe, vào năm 1131″.
Trong tiếng Anh hiện đại, nó trở thành “Christmas” và theo thói quen từ “Mass” kết hợp với trọng tâm chính của một ngày lễ cụ thể.
Trong suốt năm phụng vụ ở Anh, có lễ “Michaelmas” (để tôn vinh Thánh Michael); “Candlemas” (ngày lễ nến); và “Marymas” (các thánh lễ liên quan đến Đức Trinh Nữ Maria).
Ngày 25 tháng 12 sau đó được gọi là “ngày Lễ của Chúa Kitô”, một ngày lễ được cử hành để tôn vinh ngày Chúa Kitô ra đời.
Christmas là một thuật ngữ rất phổ biến được sử dụng trong tiếng Anh. Đôi khi cũng nên lùi lại một bước và tìm hiểu nguồn gốc của hạn từ phổ biến này, vốn cũng được dùng trong văn hóa thế tục.
G. Võ Tá Hoàng
Chuyển ngữ từ: aleteia.org
Nguồn: gpquinhon.net