Ung thư vú: 3 nhóm người có nguy cơ cao và 6 huyệt vị dự phòng

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến thứ hai và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ nữ tại Hoa Kỳ. Trên kênh youtube của mình, bác sĩ Hồ Nãi Văn đã chia sẻ kiến thức về căn bệnh này và các huyệt vị có công dụng dự phòng ung thư vú.

Ung thư vú là căn bệnh mà trong đó các tế bào vú phát triển ngoài tầm kiểm soát. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy hàng năm có khoảng 264,000 phụ nữ và 2,400 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở Hoa Kỳ, trong đó có khoảng 42,000 phụ nữ và 500 nam giới chết vì căn bệnh này. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong do ung thư vú ở phụ nữ da đen cao hơn so với phụ nữ da trắng. Mặc dù tỷ lệ tử vong do ung thư vú đã giảm trong những năm gần đây nhưng chúng ta không nên coi thường căn bệnh này.

Phân loại ung thư vú

Vú của phụ nữ bao gồm các tiểu thùy sản xuất sữa, ống dẫn sữa và mô liên kết. Ung thư vú có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua các mạch máu và hệ thống hạch bạch huyết, quá trình này được gọi là di căn.

Các loại ung thư vú phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến ống xâm lấn (IDC) và ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn (ILC). Ngoài ra, có một loại u vú phổ biến được gọi là ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS), trong đó các tế bào ung thư chỉ tồn tại bên trong ống dẫn sữa và không lan sang các mô khác.

Bác sĩ Hồ cho biết, trong y học hiện đại, khối u được chia làm 2 loại: u lành tính và u ác tính. Các khối u lành tính thường phát triển cục bộ và không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và nhìn chung, chúng không gây hại đáng kể cho cơ thể. Trong khi các khối u ác tính được tạo thành do các tế bào phân chia và sinh sôi nảy nở không kiểm soát, xâm lấn các mô và cơ quan xung quanh. Những khối u này có khả năng đe dọa tính mạng và thường phải cần điều trị phẫu thuật sớm.

Về cách phân biệt giữa khối u lành tính và khối u ác tính, Tiến sĩ Hồ giải thích rằng khi day lên khối u, nếu khối u có cảm giác dính thì có khả năng là ác tính (ung thư), trong khi khối u có cảm giác dễ di động thì có khả năng là lành tính.

Ba nhóm người có nguy cơ cao bị mắc bệnh ung thư vú

Tiến sĩ Hồ chỉ ra một số yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư vú như thói quen ăn kiêng, lối sống, kiểm soát căng thẳng và thái độ đối với cuộc sống. Ông tóm tắt thêm về ba nhóm người dễ mắc ung thư vú nhất.

1. Những người có thân nhiệt thấp

Nhiều người thích ở trong phòng máy lạnh, ăn đá, uống đồ lạnh, hoặc ăn trái cây và rau xanh như bữa ăn chính. Một số người không mặc đủ ấm trong thời tiết lạnh. Ngoài ra, một số người còn thường ngồi một chỗ trong thời gian dài. Những thói quen xấu này có thể dẫn đến lưu thông máu kém, nhiệt độ cơ thể bị lạnh dần tạo môi trường lý tưởng cho các tế bào ung thư phát triển.

2. Những người thường xuyên thức khuya

Tiến sĩ Hồ giải thích rằng những người thức khuya có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn, đặc biệt là những người hay ăn đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao như gà rán và thịt nướng vào đêm khuya. Ngoài việc dễ bị béo phì, những người này còn có thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

Theo một nghiên cứu trên 20,000 phụ nữ Nhật Bản, những người ngủ 6 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 62% so với những người ngủ 7 tiếng. Các nhà nghiên cứu cho rằng ngủ không đủ giấc có thể làm giảm việc tiết melatonin – là chất điều chỉnh sự tiết hormone và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

3. Những người bị trầm cảm và hay tức giận

Tiến sĩ Hồ cũng chỉ ra rằng ung thư vú có xu hướng xảy ra trên những người thường xuyên tức giận và bi quan. Những người có cảm xúc tiêu cực như luôn đổ lỗi cho người khác, cảm thấy bị ngược đãi và đổ lỗi mọi thứ cho các yếu tố ngoại lai có thể tạo ra một môi trường cơ thể thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

Ba cách hiệu quả nhất giúp phòng ngừa ung thư vú

1. Duy trì nhiệt độ cơ thể ấm áp

Uống nước ấm hàng ngày và tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống lạnh. Nhiệt độ cơ thể nên được duy trì ở mức 97.7 F đến 98.6 F (36.5 C đến 37.2 C). Nhiệt độ cơ thể liên tục dưới 96.8 F (36 C) có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn. Cố gắng giữ ấm cơ thể; thỉnh thoảng có thể mặc váy và quần ngắn, nhưng tránh để lộ đùi, khe ngực và bụng quá thường xuyên.

2. Ngủ đủ giấc và đều đặn

Câu nói “ngủ sớm dậy sớm khỏe người” là quan niệm được nhiều người chấp nhận, nhưng nhiều bạn trẻ ngày nay lại cho rằng “thức khuya ngủ nướng” sẽ tốt hơn cho tâm trạng. Mặc dù điều này có thể đúng khi còn trẻ, nhưng khi lớn tuổi, nếu thường xuyên thức khuya và ngủ nướng sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như đau lưng và tâm trạng tiêu cực. Vì vậy, tốt nhất là tránh thức khuya và cố gắng đi ngủ trước 11 giờ đêm để phục hồi năng lượng và tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại bệnh tật.

3. Cố gắng không nổi giận và duy trì trạng thái tâm hồn bình an

Quan điểm của Trung y về nguyên nhân gây ung thư vú

Tiến sĩ Hồ đã tham khảo cuốn tài liệu của Trung y tên là “Phụ khoa tâm pháp,” trong đó nói rằng “nguyên nhân gây ra nhũ nham là do sự trầm cảm và tức giận – những hành vi làm tổn thương gan và lá lách.” Nhũ nham là thuật ngữ Trung y cổ đại của bệnh ung thư vú.

Trung y cho rằng, trầm cảm và tức giận làm tổn thương kinh mạch của gan và lách. Vú là một phần của kinh mạch lá lách và dạ dày, trong khi núm vú là một phần của kinh mạch gan. Như vậy, các vấn đề liên quan đến núm vú cũng chính là các vấn đề liên quan đến kinh mạch gan, và các vấn đề liên quan đến vú cũng chính là các vấn đề liên quan đến kinh mạch lá lách, cả hai đều có khả năng dẫn đến sự phát triển của ung thư vú.

Trung y tin rằng cơ thể con người có một hệ thống “kinh mạch”, là những kênh dẫn khí (năng lượng) lưu thông, kết nối các cơ quan nội tạng với các bộ phận khác nhau của cơ thể. Dọc theo các đường kinh mạch là các huyệt đạo tương ứng với các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Theo lý thuyết của Trung y về phân biệt và điều trị các triệu chứng thì các bệnh có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau như gió, lửa (nhiệt), sức nóng của mùa hè, sự ẩm ướt, khô và lạnh. Tiến sĩ Hồ chỉ ra rằng ung thư vú không nhất thiết là vấn đề của chính bộ ngực. Một số tổn thương có thể biểu hiện ở vú, nhưng nguyên nhân cơ bản của bệnh có thể là do sự ẩm ướt và nóng ở trong ruột và dạ dày. Để giải quyết những vấn đề như vậy, nên tránh ăn quá mặn, đắng, chua, đồng thời hạn chế uống rượu.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và ung thư vú, vì sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể góp phần vào sự phát triển của khối u. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc điều chỉnh lại hệ vi sinh đường ruột có thể trở thành một phần của phác đồ điều trị ung thư vú.

“Phụ khoa tâm pháp” cũng viết rằng “huyết ứ” sẽ dẫn đến sự phát triển của áp xe, có thể là dấu hiệu gợi ý của bệnh ung thư vú.

Huyết ứ sẽ ức chế dòng máu lưu thông khắp cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, cảm giác đói, yếu ớt, cứng đờ người và đau nhức.

Trung y cho rằng ung thư vú là căn bệnh do khí trệ, huyết ứ gây ra. Do đó, các bác sĩ Trung y thường sử dụng phương thức bấm huyệt và các kỹ thuật khác để giải tỏa khí trệ, thông kinh mạch và thúc đẩy lưu thông máu, làm giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tật.

Bấm 6 huyệt hàng ngày để dự phòng ung thư

Dựa trên mối quan hệ giữa các khu vực cụ thể của cơ thể với các kinh mạch và huyệt vị tương ứng của chúng, Tiến sĩ Hồ đã phát triển một bộ 6 huyệt vị dự phòng ung thư.

Sáu huyệt vị có liên quan được thể hiện trong hình ảnh là: Shanzhong (Đản trung), Jianjing (Kiên tỉnh), Zhongfu (Trung Phủ), Taiyuan (Thái uyên), Quchi (Khúc trì) và Jiquan (Cực tuyền).

(Ảnh: The Epoch Times)

Đầu tiên, mở rộng bàn tay phải của bạn và nắm nhẹ bàn tay với ngón tay cái hướng về phía trước. Lòng bàn tay hướng về phía huyệt, nhẹ nhàng ấn vào bốn huyệt đầu tiên là huyệt Đản trung, Kiên tỉnh, Trung Phủ và Thái uyên. Sau đó, mở bàn tay phải ra và dùng lòng bàn tay ấn vào huyệt Khúc Trì và Thái Uyên. Bấm luân phiên như thế giữa tay trái và tay phải cho từng huyệt, mỗi huyệt 36 lần. Lặp lại quá trình này mỗi ngày ba lần vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.

Tiến sĩ Hồ cũng gợi ý nên xoa bóp hai bên vú khi tắm. Mở lòng bàn tay ôm hai bầu vú rồi xoay ra ngoài xoa bóp 36 lần. Sau đó, xoay vào trong và xoa bóp thêm 36 lần nữa. Cuối cùng dùng hai tay kéo nhẹ hai bầu vú về phía trước 36 lần. Kiên trì thực hiện động tác này có thể giảm nguy cơ ung thư vú, nhưng nhớ đừng dùng lực quá nhiều.

Điều quan trọng cần lưu ý là liệu pháp xoa bóp và châm cứu không nên dùng để thay thế cho các phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư vú như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Bệnh nhân nên tham khảo hướng dẫn y tế chuyên nghiệp và ý kiến của ​​bác sĩ trước khi áp dụng các liệu pháp thay thế này.

Khánh Nam biên dịch.
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch TimesNguồn: epochtimesviet.com

Để lại một bình luận