Đức Phanxicô muốn nói gì về “tội tham nhũng”?

Đức Phanxicô phân biệt tình trạng của người có tội và tội tham nhũng. Có thể có những tội nhân lớn, nhưng họ giữ ý thức về tội của họ: người tham nhũng, họ không còn nhận họ với tội. Giải thích.

Trong số các thành viên của giáo hội La Mã, không ai có thể quên bài phát biểu mãnh liệt của Đức Phanxicô ngày 22 tháng 12 năm 2014, ngài kê 15 căn bệnh và cám dỗ có thể gặp trong mọi cấp độ của đời sống Giáo hội.

Bệnh hóa đá, bệnh hoạt động quá đáng, bệnh Alzheimer thiêng liêng, bệnh có khuôn mặt đám tang… Căn bệnh thứ tám (vì thế nó  ở giữa) dường như biểu hiện đặc biệt trong thời gian này: đó là căn bệnh của những người sống hai mặt, là hậu quả của thói đạo đức giả điển hình của sự tầm thường, của một tình trạng trống rỗng thiêng liêng mà có thăng tiến bằng cấp, học vị cao đến đâu cũng không thể lấp được… Vì thế họ tạo một thế giới song song, nơi họ gạt mọi thứ sang một bên, họ khắc nghiệt dạy dỗ người khác, họ bắt đầu có cuộc sống ẩn dật và thường trụy lạc. Hoán cải là cấp bách và cải thiện cho loại bệnh rất nặng này. Nhắc chúng ta suy niệm Tin Mừng về người con hoang đàng (Lc 15, 11-32). Nếu, căn bệnh này được thêm vào danh sách 15 căn bệnh, “căn bệnh của lợi nhuận thế gian, của chủ nghĩa phô trương, người tông đồ biến công việc phụng vụ của họ thành quyền lực, và quyền lực của họ  thành hàng hóa để có thêm lợi nhuận thế gian hoặc nhiều quyền lực hơn” thì tội này dường như không thể lành được…  Bi chấn động với các vụ tai tiếng đủ loại ở cấp cao nhất của Giáo hội, bị đánh gục vì quá buồn, bị tức giận hay bị chán nản, chúng ta gắn kết với lời nói không khoan nhượng của người đứng đầu Giáo hội. Chúng ta tự vấn liệu chúng ta có thể đọc lại những lời này không: “Tôi tin có một Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền…”

Tội nhân và người tham nhũng

Có còn hy vọng không? Còn, vì vẫn phải đi sâu hơn trong chẩn đoán. Trong quyển sách Danh Ngài là Thương Xót (2015), Đức Phanxicô dẫn dắt chúng ta phân biệt giữa tình trạng của người tội lỗi và người tham nhũng. “Tham nhũng là tội mà thay vì nhìn nhận đó là tội và làm chúng ta nên khiêm tốn hơn, thì tội tham nhũng lại dựng thành một hệ thống, trở thành một thói quen não trạng, một lối sống. Chúng ta không còn cảm thấy cần được tha thứ và thương xót, chúng ta biện minh cho bản thân và biện minh cho hành vi của mình… Kẻ tham nhũng phớt lờ khiêm tốn, họ nghĩ họ không cần giúp đỡ, họ tiếp tục sống hai mặt.” Tham nhũng không phải là vấn đề số lượng tội quá nhiều, nhưng là thái độ nội tâm. Vì thế Đức Phanxicô nói: “Một người không trở nên hư hỏng trong một sớm một chiều: có một tiến trình thoái hóa lâu dài, trong tiến trình đó, cuối cùng người phạm tội không còn nhận mình trong một loạt tội nữa.”

Chính tình trạng tâm hồn mới phân biệt kẻ có tội với tội tham nhũng. “Một người có thể là người có tội nặng nhưng họ không rơi vào tình trạng thoái hóa. Chúng ta có các ví dụ trong Tin Mừng với ông Giakêu, Thánh Mattêô, người phụ nữ Samari, ông Nicôđêmô, người trộm lành: trong tâm hồn tội lỗi của họ, tất cả đều có một điều gì đó đã cứu họ khỏi băng hoại. Họ mở lòng để đón nhận tha thứ, trái tim họ biết họ yếu đuối và chính tia sáng đó mang lại sức mạnh của Chúa cho họ.”

Hiệp thông với những người tội lỗi đã được tha thứ

Sự phân biệt này rất quan trọng nếu chúng ta muốn giữ đức tin trong sự thánh thiện của Hội Thánh, hy vọng kẻ có tội hoán cải và nhận ra lỗi lầm của họ. Trong bài phát biểu bế mạc tại Hội nghị khoáng đại các giám mục Pháp ở Lộ Đức ngày 8 tháng 11 năm 2022, tổng giám mục Éric de Moulins-Beaufort nhắc nhở chúng ta: “Giáo hội không phải là nơi gặp gỡ của ‘những người tốt’; Giáo hội là nơi hiệp thông với những người có tội đã được tha thứ, họ không quên, họ không được miễn trừ trách nhiệm về hành động của họ, nhưng họ được tha thứ và mạnh hơn nhờ tha thứ.”

Mạnh mẽ nhờ tha thứ, điều đó có nghĩa là gì? “Thế giới tội lỗi đối diện với thế giới ân sủng giống như hình ảnh phản chiếu phong cảnh ở rìa nước đen sâu thẳm. Có hiệp thông các thánh thì cũng có hiệp thông của tội nhân,” linh mục Bernanos trong Nhật ký của một cha xứ làng quê (Le Journal d’un curé de campagne).  Chỉ ân sủng, nhưng không quên công lý, mới có thể giúp chúng ta ghét tội lỗi, và vẫn mong muốn kẻ có tội hoán cải.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)

Để lại một bình luận